21/8/10

Móc Túi, Đâm Người Táo Tợn Vẫn Được...Thả Về "Theo Dõi"

21/08/2010


Móc túi, đâm người táo tợn vẫn được... thả về “theo dõi”

Trung Kiên

Chỉ vì ngăn cản hành vi bất chính mà anh Chiêm bị đâm 3 nhát vào lưng

Kể thì công an nước ta làm điều gì cũng đúng “bài bản” đấy chứ! Không chịu đội mũ bảo hiểm tức là coi thường tính mạng của mình, là muốn chết rồi, thì đấm cho dập lá lách chết luôn, hoặc đòm cho một phát gãy đùi suốt đời mang thương tật, đúng nguyện vọng nhé. Còn dám can thiệp vào bọn móc túi nhằm bảo vệ người dân bị nó đâm cho vào lưng ư? Ai bảo dại thế? Chúng ông đây hàng ngày “làm luật” ô tô xe máy bao nhiêu mà kể có ai dám can thiệp đâu, lại được tuyên dương là khác. Dại thì phải nhớ lấy bài học, chúng ông thả cho bọn cướp giật ấy về để chúng trả thù cho mà biết. Mà đối với lũ ác ôn đó thì có phải là chúng sẽ vô cùng biết ơn chính sách nhân đạo của Đảng hay không?! Lợi cả đôi đường chứ lị.

Bauxite Việt Nam


(Dân trí) - Sau 2 ngày bị tạm giữ để điều tra, đối tượng Hoàng Đức Vọng và Phú Văn Tuấn - hai hung thủ móc túi, đâm người trên xe buýt - đã được thả về “theo dõi” tại địa phương.

Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 18h10 ngày 16/8 trên chuyến xe buýt số 19 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên), bà Nguyễn Thị Kim Liên (66 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) phát hiện một người đàn ông ngồi bên thò tay móc điện thoại di động và ví tiền của mình liền tri hô.
Thấy vậy, tên trộm lập tức gọi đồng bọn cầm dao chạy đến rạch thẳng vào mặt và Liên để dằn mặt những hành khách trên xe buýt có ý định can thiệp vào việc làm bất chính của bọn chúng.

Bất bình, anh Mai Văn Chiêm (27 tuổi, tạm trú quận Thủ Đức, TPHCM, hành nghề phụ hồ) nhảy vào phản đối, liền bị một đối tượng đâm 3 nhát vào lưng. Cùng lúc này một người đàn ông trung niên khác đang áp sát, khống chế một tên trộm cũng bị hắn vòng dao đâm thẳng vào đùi.
Cuộc vật lộn giữa 2 hành khách và 3 đối tượng móc túi khiến cả xe buýt náo loạn. Dù bị đâm máu chảy lai láng nhưng anh Chiêm cùng vị khách kia vẫn quyết tâm ôm chặt hai đối tượng trong băng móc túi. Được sự hỗ trợ của một số hành khách khác, 2 đối tượng đã bị bắt, giao công an xử lý. Đối tượng còn lại lợi dụng sự hỗn loạn đã nhảy xuống xe tẩu thoát.

Tại Công an phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, các đối tượng khai tên là Hoàng Đức Vọng (53 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức) và Phú Văn Tuấn (tự “Hải”, 41 tuổi, ngụ An Lạc, Bình Tân). Ngay sau đó, hồ sơ cùng 2 đối tượng này được chuyển giao công an quận Thủ Đức.
Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, các đối tượng đã được thả về để… “theo dõi” tại địa phương. Theo kết luận ban đầu của công an quận Thủ Đức thì nguyên nhân mà 2 đối tượng này chỉ bị phạt hành chính và thả về quản lý tại địa phương là do tiền tang vật chưa đến 2 triệu đồng (tiền của bà Liên bị móc trên 80.000 đồng), thương tích của các nạn nhân chưa đến 11% nên chưa cấu thành tội phạm theo khung xử lý hình sự.

TK

Nguồn: Dantri

Các Thế Lực Thù Địch Đang Phá Đảng Ở Đâu Ra?

Các thế lực thù địch đang phá Đảng ở đâu ra?


Mai Xuân Dũng

Khi hai cảnh sát bước vào quán ăn, thực khách đều liếc nhìn về phía họ. Những cái nhìn nghi ngại, không thiện cảm. Họ chọn một bàn có hai người dáng vẻ như hai vợ chồng và một cháu bé chừng 6 tuổi để ngồi. Đứa bé đang líu ríu chuyện trò với mẹ liền im bặt. Phục vụ bàn mang suất ăn đến cho hai cảnh sát và mọi người trong quán hết sức ngạc nhiên nghe thấy một trong hai cảnh sát nói lời cảm ơn. Chị phục vụ còn ngạc nhiên gấp bội. Hai vợ chồng cùng bàn nhìn hai cảnh sát tỏ vẻ thoải mái hơn trước còn đứa bẻ thậm chí còn lấy hai cái thìa đưa cho họ.

Câu chuyện tôi vừa kể có lẽ rất ít người tin là có thật nhưng là chuyện tôi được chứng kiến tận mắt. Ở xã hội ta ngày nay, có một sự thực đáng buồn: hầu như tất cả dân chúng từ đứa trẻ cho đến các cụ già đều ghét cảnh sát.

Khi trẻ con quấy khóc, người ta thay vì đem “ông ba mươi” ra dọa như trước kia thì bây giờ họ nói: “Con có nín ngay không, mẹ gọi công an đến bắt đi bây giờ”. Công an đã trở thành một biểu tượng thay thế cho “ông ba mươi”. Trong các câu chuyện thường nhật, mọi người chắc chắn nghe thấy những từ “bọn công an” hoặc “thằng công an” thay vì gọi là “chú công an” hoặc “anh công an”. Điều đó có phải vì mọi người trong xã hội ta trở nên kém văn hóa hơn hay ngành công an có khiếm khuyết trong việc đào tạo, giáo dục cán bộ chiến sỹ của mình?

Tôi không rõ trong các trường an ninh, người ta dạy công an những gì nhưng hầu hết các đồn cảnh sát đều có tấm bảng ghi rõ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công an nhân dân là: “Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép”.

Trong phép xử sự thông thường nơi công cộng, việc ngỏ lời cảm ơn là hết sức bình thường của mọi con người có giáo dục. Nhưng tiếng “cảm ơn” được nói ra bởi người công an lại là một điều ngạc nhiên của rất nhiều người. Thậm chí một đứa trẻ 6 tuổi cũng thay đổi hẳn thái độ với “ông ba mươi mới” bằng hành động lấy thìa đưa cho hai chú công an.

Việc công an dùng dùi cui thay cho lời nói đối với những người dân buôn thúng bán bưng mà cuộc sống gia đình trông vào gánh rau; việc công an lôi kéo, giành dật, tịch thu sọt hoa quả của những người phụ nữ mặt mũi hốc hác mà những đứa con đau ốm của họ đang trông chờ mẹ mua thuốc chữa bệnh mang về... quả thật đó là những việc làm xấu đi hình ảnh người cảnh sát. Đành rằng giữ gìn trật tự và vẻ đẹp văn minh đô thị là cần thiết nhưng cách làm đó của các anh dưới con mắt của dân chúng có làm đô thị trật tự hơn không, có làm cho bộ mặt xã hội trở nên đẹp và văn minh hơn không? Tự các anh đã tìm thấy câu trả lời.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, hành động có tính tàn bạo, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ của công an như trường hợp Nguyễn Mạnh Thư, công an huyện Tĩnh gia đã để lại vết thương khó lành trong lòng tất cả người dân. Tôi cho rằng trong suốt phần đời còn lại của mình, Nguyễn Mạnh Thư không thể tìm thấy bình yên trong tâm hồn khi khẩu súng trong tay anh được đảng giao cho không bắn vào kẻ địch, không bắn vào cái ác mà lại bắn vào một thiếu niên 12 tuổi vô tội là em Lê Xuân Dũng.

Không dùng súng nhưng Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, cán bộ công an huyện Tân yên đã gây ra cái chết thảm cho anh Nguyến Văn Khương ở Bắc Giang. Và điều đó đã dẫn đến một cuộc “bạo động” chưa từng thấy nơi miền quê hiền hòa này.

Vụ Bắc Giang chưa nguôi nỗi niềm nơi hàng triệu người dân thì tại Thái Nguyên công an giả dạng dân thường, thiếu úy Trương Đình Hoàng lại rút súng bắn thẳng vào nạn nhân là Hoàng Thị Trà, sinh viên Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Nhân dân có phải là kẻ thù của công an không mà sao các anh có thể hành xử với nhân dân như vậy?

Những hành động bắn vào dân của các anh sẽ làm dân tin yêu các anh hay căm ghét các anh rồi dẫn đến căm ghét chính quyền?

Đảng chắc cũng không vui vẻ gì khi lực lượng công an của Đảng hành xử với dân như vậy. Nhưng Đảng đã làm gì bao nhiêu năm qua để các sự việc tồi tệ đến mức như vậy có thể xảy ra trên đất nước ta, đất nước mà Đảng nói là “ Đảng là đảng của dân, do dân và vì dân”?

Có thể do Đảng quá lo lắng về “các thế lực thù địch” mà Đảng quên mất rằng “các lực lượng thù địch” đang hiện hữu trong Đảng, chống phá Đảng từ trong phá ra. Chỉ có như vậy mới biến được những thanh niên chất phác ở các miền quê nhưng khi mặc tấm áo công an được may bằng tiền của dân, do dân góp tiền nuôi nấng lại tự cho mình cái quyền hống hách với dân, vô lễ với dân và quay súng bắn vào dân.

Nhân dân chỉ mong công an ai cũng như hai cảnh sát nói ở phần đầu bài viết này, họ chỉ cần tỏ ra biết cư xử đúng mức với dân là đã nhận được ở dân sự tôn trọng đáng có. Họ chỉ cần tử tế trong lời nói với dân là đã được các em bé đang sợ công an như sợ “ông ba mươi” tỏ ngay lòng yêu mến.

Không thể không nói với Đảng về suy nghĩ của nhân dân rằng: chính những kẻ đang đào tạo ra công an là những kẻ đang phá Đảng, chính chúng là “các thế lực thù địch” chứ không phải là Nhân dân.

MXD

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Phản Động, Bất Mãn

(Nhân đọc bài "Lại thư của nông dân: về việc bị công an thẩm vấn vì “phát tán tài liệu” trên Bauxite Việt Nam)
Nguyễn Tường Thụy

Phản động nghĩa là người có lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trong đó, cách mạng là một sự thay cái cũ bằng cái tiến bộ hơn. Ví dụ: cách mạng tháng Tám lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thay cho chế độ thuộc địa.
Bất mãn là không thỏa mãn về một điều gì đó.
Phản động thì xấu, nhưng bất mãn thì chưa chắc.
Người dân bị cướp đất trắng trợn được đền bù với giá rẻ mạt, làm đơn kêu trời không thấu, hoặc xử oan sai thì họ bất mãn.
Nạn tham nhũng ngày càng gia tăng theo cấp số nhân (vì một kẻ tham ô mà không bị xử hoặc xử lấy lệ thì sinh ra nhiều kẻ tham ô khác). Tham nhũng đã trở thành quốc nạn nên nhân dân bất mãn.
Pháp luật không được tôn trọng, cán bộ Nhà nước làm việc theo ý muốn riêng, dân có kiện cũng không làm gì được, điều đó làm cho dân bất mãn.
Dân còn nhiều người đói khổ trong khi rất nhiều kẻ ăn chơi xa hoa, trụy lạc, có tài sản khổng lồ không phải do tài kinh doanh mà do làm quan chức mà có, càng vị trí cao tài sản càng lớn. Điều đó làm cho dân bất mãn.
Ngư dân bị Hải quân Trung Quốc bắt khi đánh cá ở vùng biển Việt Nam. Họ bị đánh, bị cướp của, bị giam giữ cả tàu lẫn người và đòi tiền chuộc nhưng Chính phủ chỉ cho người phát ngôn Bộ ngoại giao phản ứng mấy câu yếu ớt lấy lệ, điều đó làm cho dân bất mãn.
Dân biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam), trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, bị cấm đoán. Viết ba chữ HS-TS-VN lên tường để thể hiện cơ thể Việt Nam là một khối thống nhất cũng phải lén lút. Điều đó làm cho dân bất mãn.
Có thể kể ra vô số những điều làm cho người dân bất mãn nữa.
Thế nhưng người ta thường dùng bất mãn với nghĩa xấu, không đếm xỉa đến tại sao họ bất mãn. Chẳng hạn nói tên này tên kia do bất mãn với chế độ nên có những việc làm này, việc làm kia.
Còn "phản động" thì sao? Người ta hay dùng từ này để quy chụp cho người khác một cách rất tùy tiện. Những ai có lời nói, bài viết không phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, thậm chí chỉ cần trái ý ông Chủ tịch xã đều cho là phản động cả. Điều đó cũng có nghĩa rằng họ cho Đảng và Nhà nước bao giờ cũng đúng.
Đảng CSVN đã từng phạm nhiều sai lầm. Thí dụ trong cải cách ruộng đất, trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong phong trào hợp tác hóa, trong vụ Nhân văn Giai phẩm, vụ xét lại chống Đảng ... cuối cùng phải sửa sai. Những việc làm đó đã làm cản trở bước tiến của xã hội, làm cho nước ta tụt hậu so với thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Nhưng đã ai dám nói những chính sách đó là phản động?
Hiện nay, tình trạng công dân chết trong trụ sở công an khi bị giam giữ hay bị "mời" đến làm việc xảy ra ngày càng nhiều. Những chuyện này đã gây phẫn nộ trong nhân dân, làm băng hoại lòng tin của dân đối với chế độ. Nhưng mấy vị công an làm chết dân (chữ dùng theo báo chí Nhà nước, chứ không dám nói là đánh chết hay bắn chết) đã ai dám gọi là phản động?
Bauxit Việt Nam là một website yêu nước, chỉ có điều là đăng những bài viết mang tính phản biện, không phù hợp với quan điểm chính thống nên nhiều người được cảnh báo đó là trang mạng phản động, có xem cũng phải lén lút. Khi làm việc với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người lãnh đạo Tổng cục an ninh đã nói rằng trang mạng này là một tiếng nói nhiệt huyết với đất nước của giới trí thức, người điều hành trang mạng là một trí thức uy tín, từ đời ông đời cha cho đến bản thân đều giữ vững truyền thống yêu nước và cách mạng, tuyệt đối không có liên hệ với lực lượng thù địch trong nước cũng như nước ngoài. Kết luận này thật đáng hoan nghênh. Trong khi đó, ông Tuấn công an tỉnh Bình Dương thì nói trang Bauxite Việt Nam là trang mạng có nội dung đi ngược đường lối của Đảng và Nhà nước ta (bài "Lại thư của nông dân: về việc bị công an thẩm vấn vì “phát tán tài liệu” trên Bauxite Việt Nam). Điều ông Tuấn nói (đi ngược lại) có thể đúng ở những khía cạnh cụ thể nào đó nhưng không có nghĩa là phản động. Theo tôi, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và cộng sự muốn phản biện, bác bỏ những gì mà các ông cho là "phản động", nếu hiểu phản động theo đúng nghĩa của từ này.
Hình như càng các quan chức địa phương, càng hay quy chụp tùy tiện. Dân cãi lại một ông Bí thư cũng cho là chống Đảng. Công an, quan chức nào áp bức dân cũng thích nhân danh người của Đảng để làm bậy. In một bài trong bauxite Việt Nam ra cho người khác đọc cũng bị truy bức, đến công an tỉnh cũng phải can thiệp, bị mang tiếng là kẻ phản động (trường hợp ông Kim Văn Vũ, bài đã dẫn). Tôi dám chắc nếu có đến nhà ông Tổng bí thư chơi, mở nhờ máy tính nhà ông mà vào trang Bauxit Việt nam thì ông cũng không cấm đoán gì, có chăng chỉ hỏi: "Ông (bà) thích đọc trang đó à" và im lặng suy nghĩ.
Khẩu hiệu "Sống và làm việc theo pháp luật" dường như bây giờ không mấy được quan tâm. Hãy thử xem, nếu thực hiện đúng luật pháp thì dân được lợi hay cán bộ Nhà nước được lợi? Câu hỏi dễ trả lời, đó là dân được lợi vì dân thì không tham nhũng được. Vì tiền đóng góp của dân không không bị rơi vào túi bọn quan tham mà được sử dụng vào những việc ích nước lợi nhà. Làm đúng pháp luật sẽ không có vấn đề dân oan.
Hãy làm quen với khái niệm những gì pháp luật không cấm thì được phép làm. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một người yêu nước, được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Anh có kiến thức sâu rộng, am hiểu thời thế, có lòng dũng cảm, các bài viết của anh lập luận chắc chắn, có tính thuyết phục rất cao. Bài "Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại" của anh là một trong những bài viết chứng tỏ điều đó. Thế mà công an và an ninh Bình Dương dám bảo Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rằng anh chống đối xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước, rằng nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, rằng không biết gì về quân sự. Nếu đúng thế sao không khởi tố anh ra tòa?
Gọi đài VOA là địch thì biết đâu họ cũng cho mình là địch. Nên nhớ ta quy chụp cho ai đó là phản động thì họ cũng có thể cho mình là phản động. Phản động là cản trở trào lưu tiến bộ. Vậy nên khi nghe, thấy những gì mình không thích chớ nên quy chụp lung tung. Mà đã nói ai đó phản động thì nên có gan xác nhận ý kiến đó bằng văn bản. Phải chăng họ cũng không tin lắm vào những điều kết tội người khác?

NTT

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Thông Tin Về Vụ Bắc Giang & Câu Chuyện Nước Vệ

Nguồn : Blog mới của Người Buôn Gió :



TTXVN đã đưa tin lại từ miệng của ông phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, ông này nói rằng.


- khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.

Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
Chúng ta hãy hình dung về một câu chuyện khác trong bối cảnh nước Vệ thời Sản trị.
Bữa rượu mạng người.

Hôm ấy đã hết giờ hành chính, hai công sai triều đình trên đường đi về, bỗng thấy phía trước một đội nam nữ đang cưỡi ngựa không đội nón. Công sai Sát mới ngoảnh lại nói với công sai Thủ.
- Này anh Thủ, chả phải trước mặt ta có bữa rượu đó chăng ?

Thủ gật đầu đồng tình.
Sát và Thủ phi ngựa chặn đầu ngựa đôi nam nữ, hoạch họe đủ điều, rồi nói nam nữ vi phạm luật triều đình đi ngựa không đội nón. Một đe một nhẹ nhàng,tưởng như mọi khi can sự khóm róm đưa cho ít bạc là xong. Nào ngờ chàng trai cưỡi ngựa kia vốn là phu xe trạm, hàng ngày tiếp xúc với công sai giao thông. Anh hiểu rõ hai công sai cưỡi con ngựa đang thực hiện chức trách thế nào, anh mới bèn đòi hỏi phải có biên bản, quyết định xử phạt tại chỗ.

Công sai Sát và Thủ không ngờ can sự lại dám lếu láo đòi hòi thế. Bởi những thứ đó cấp trên chỉ giao cho cả tổ công sai khi đi thi hành phận sự, và giao cho tổ trưởng. Thừờng ngày tổ công sai lập ở một góc đường, Sát và Thủ chỉ chuyên việc chặn đường bắt người vi phạm vào nơi công sai tổ trưởng để làm biên bản vi phạm và quyết định phạt tại chỗ hay quyết định thu giữ ngựa xe. Nay bị can sự hỏi đến những thứ đó, Sát nóng mặt lắm, mới quay lại bảo với Thủ
- Thằng này thích thế, đưa cả người với ngựa về trụ sở lập biên bản.
Nói rồi Sát vỗ đùi nhảy tót lên ngựa can sự phi nước đại về trụ sở công sai.

Thủ ngoảnh lại bảo với can sự
- Mày lên đây theo tao về làm việc.
Can sự leo lên ngựa của Thủ, còn bạn gái thì lếch thếch đi bộ theo sau.
Đến trụ sở công sai, Sát và Thủ lôi can sự vào một căn phòng nhỏ làm việc, bấy giờ nhiều công sai hết giờ làm việc đã về nhà. Sát gằn giọng nói
- Mày vi phạm những lỗi này, lỗi kia, tổng các lỗi là 700 lượng bạc
Can sự há hốc mồm, nói tội lúc trước chỉ có không đội nón khi đi ngựa mà thôi. Thủ bên cạnh nói thêm vào
- Lúc đó chúng tao xử lý tình cảm mày không nghe, giờ vào đây thì khác rồi.
Bực với kiểu quay quắt của công sai, can sự quở
- Thế này thì các ông là cướp à ?
Sát vốn đã cay cú từ đầu, lúc trước tưởng ngon ăn ai ngờ gặp kẻ cứng đầu. Giờ đã lôi về trụ sở mà chả nhẽ phạt vớ vẩn tội đi ngựa không đội nón, đồng nghiệp người ta biết hẳn sẽ chế giễu như hồi nọ rằng
- Tưởng to tát gì mới bõ công lôi về, ai ngờ vi phạm vặt mà lôi về trụ sở mất thời gian, chật chỗ. Để trụ sở làm thịt bọn tứ mã, bát mã có kiếm hơn không ?
Cũng bởi cả ngày làm việc, tưởng chiều đến gặp con mồi có bữa nhậu. Xương quá lôi về đây, giờ không kiếm cớ phạt nặng lấy uy tín cũng không được, mà tên can sự này cứ cãi lý. Sát mới điên tiên đứng dậy bóp cổ can sự
- Thằng chó này mày dám nói tao thế à.?
Can sự vùng vẫy cố dẫy dụa thoát khỏi cánh tay sắt vốn được luyện tập bao năm trời ở trường dạy công sai nước Vệ. Càng dẫy thì Sát càng uất, mới dùng đầu gối thúc vào bọng đái can sự. Đây là một trong những đòn đánh hiểm không để lại dấu vết mà công sai Vệ được huấn luyện kỹ càng, thúc gối đến cái thứ ba thì can sự có dấu hiệu sức khỏe không bình thường đúng như trong lời tuyên bố sau này của quan đầu tỉnh.
Thấy can sự mềm nhũn người, lả người xuống đất dãy nhẹ mấy cái rồi nằm im. Sát hỏi Thủ
- Nó chết à ?
Thủ sờ động mạch cổ chép miệng
- Thằng này kém, mới có thế đã chết, chắc tại sức khỏe nó có vấn đề.
Sát gật gù
- Đúng là thằng này sức khỏe yếu, chắc có bệnh gì, mọi khi tôi đánh bọn vi phạm, thúc gối vào bụng dăm bảy cái là chuyện thường. Có thằng nào sao đâu.
Hai công sai dựng xác can sự ngồi trên ghế rồi bàn nhau. Thủ nói
- Giờ cứ nói nó đột tử thế là xong
Sát hỏi
- Nó đi đường vẫn mạnh khỏe, vào đây mới chết, báo cáo thế có ổn không ?
Thủ cười
- Nó đang khỏe thế mới là đột tử chứ. Ông có cứ khai thế, mọi việc quan trên và triều đình sẽ lo. Đừng nhận đánh là được rồi.
Sát cười hớn hở với giấy bút làm báo cáo, miệng cừơi nói
- Chúng ta ăn lộc nhà Sản, giữ giang san Đại Vệ cho nhà Sản trị vì, lẽ nào vì cái mạng cỏn con này mà nhà Sản lại trị tội chúng ta. Như thế còn đâu là sự thật, công bằng, văn minh của nước Vệ thời nhà Sản.
Viết báo cáo xong, hai công sai gọi xe ngựa vất xác can sự lên xe bảo chở vào nhà thương. Tối thì gia đình đến nhận xác. Thấy có vết bầm trên cổ, quan pháp y ghi là vết chàm. Người nhà cự thằng bé từ nhỏ đến giờ đâu có vết chàm như thế. Quan pháp y nói
- Cơ thể con người huyền bí lắm, như ông quan nọ từ huyện thì bụng bé, tự dưng lên tỉnh bụng bỗng to ra. Ai mà biết đươc. Vết chàm này nó đột ngột xuất hiện sau khi con ông đã chết bởi sự tuần hoàn của máu đến đó bị ngưng lại. Có gì ông cứ đem chôn, tháng nữa xét nghiệm xong chúng tôi trả lời kết quả.
Gia đình nạn nhân không chịu nói
- Sao phải đợi tháng nữa, chả phải mấy vụ giết người cướp của, các ông mổ xác là có kết quả ngay đó sao?
Quan pháp y xua tay.
- Vụ đó khác, vụ này có nhiều tính chất liên quan đến an ninh trật tự xã hội, phải cẩn trọng nghe ngóng tình hình xem các thế lực thù địch có lợi dụng xuyên tạc hay không. Chúng tôi phải trình kết quả xét nghiệm lên Tối Cao Sản Ủy xin chỉ đạo mới thông báo rộng rãi cho dư luận biết, không để cho bất kỳ đối tượng, ổ nhóm nào lợi dụng làm sai lệch sự việc đi được.
Không còn cách nào hơn để cãi lý với quan pháp y, gia đình nạn nhân ngậm ngùi nuốt hận mang xác con về nhà đợi phân giải.
Cái ghế giết người.
Sau vụ án mạng này, quan đầu tỉnh tuyên bố nạn nhân vào phủ công sai, được công sai tử tế mời ngồi ghế làm việc bỗng tự nhiên lăn ra chết.
Nhiều người tò mò mới hỏi nhau cái ghế ấy thế nào mà kỳ lạ vậy. Người đang khỏe mạnh ngồi lên bỗng lăn ra chết ngay. Dân tình bàn tán mãi không thôi về cái ghế trụ sở công sai. Có kẻ nói
- Thì cũng như những cái giếng, ai xuống là chết đó.
Người khác thông thạo hơn
- Chuyện này thì có nhiều, bên tận nước người da trắng , tóc xanh có lần tôi đến. Có những chuyện la kỳ như bức tranh giết ngừoi. Ai sở hữu nó thế nào cũng bỗng dưng lăn ra chết.
Người rành về cõi âm thì nói
- Có lẽ ghế mà đóng gỗ ấy lấy từ quan tài của người bị sét đánh mới thiêng thế. Ai ngồi lên đều chết tươi.
Bởi bàn tán xôn xao, hiếu kỳ dân chúng kéo nhau đến trụ sở công sai xem chiếc ghế giết người, có người cố vào tận nơi để hỏi mua. Tranh cướp xô đẩy nhau để xem cho bằng được chiếc ghế, công sai ngăn không được bắt đi 6 mống vì tội gây rối trật tự hiện chưa cho về lại đòi truy tố.
Sĩ phu nước Vệ biết chuyện nói rằng
- Ghế nào mà ngồi lên mà chết được, như lời quan đầu tỉnh nói thì ghế ấy là ghế điện chăng ?


Prev: Những ngày im lặng.

Đại Vệ Chí Dị

Theo lệ cứ 5 năm một lần nước Vệ cơ cấu lại nhân sự, thấm thoắt Vệ Cường Vương đã giữ ngôi gần 10 năm. Từng ấy năm trên ngôi cao của Vệ Cường Vương là từng ấy năm nước Vệ bán tài nguyên vô tội vạ. Lại có những kẻ tham lam danh vọng, hám lợi, ham giàu làm bầy tôi dưới trướng nhiều vô kể xiết. Cứ như tể tướng Bạo ngần ấy năm nắm việc quốc gia quyết định bán quặng nhôm cho nước Tần bất chấp các lão thần, trí sĩ ngăn cản Nhân cái việc đó mà bọn quan lại địa phương cũng thấy có tài nguyên, khoáng sản gì là cho khai thác bừa bãi bán cho gian thương nước ngoài. Phủ nào không có tài nguyên, khoáng sản thì dồn dân lấy đất, lấy rừng mà bán cho khách thương ngoại quốc, có phủ không có quặng mỏ thì đào cát, đập núi đá bán cho nước ngoài lấy tiền. Cả nước Vệ từ vùng núi đến bờ biển ngổn ngang , nham nhở thành đống.


Quan lại nước Vệ suốt từng ấy năm chuyên nghề đi bán tài nguyên, đất rừng giỏi hơn là nghề làm quan. Lúc có việc chầu ở triều đình, các quan hỏi thăm nhau râm ram
- Năm qua ngài bán được mấy vạn mẫu đất rồi
- Thưa quan anh, đệ cũng chỉ được có 3 vạn thôi, còn mấy chỗ nữa chưa giải quyết xong vì mấy tên dân đen gàn dở cứng đầu cản trở, cũng phải đợi chờ gán tội cho chúng phản loạn. Thế chỗ quan anh năm qua sao rồi.
- Than thì bán hết năm kia , năm ngoái có chỗ rừng đầu nguồn, phòng hộ lũ thì bán dưới danh nghĩa cho thuê nửa kỷ. Cũng chả được là bao, chỗ đệ thế lại hay, năm tới ta định xin đi lên mạn ngược, nghe nói trên ấy nhiều khoáng sản, mỏ quặng lắm. Không nhanh cũng chả còn đến mình. Quan khác chen vào
- Ở mạn xứ Thanh làm mạnh lắm, dân chống lại việc bán đất là quan ở đó giết thẳng tay, bất kể già trẻ. Có thế chúng mới sợ. Thời gian còn là mấy, không bán nhanh lỡ hết việc, gần hết nhiệm kỳ rồi phải có tiền lo lót chứ. Tỉ dụ kỳ này phải về hưu treo áo, mũ thì cũng có chút bạc dưỡn bạc già cho con, cho cháu.

Tổng Đốc kinh thành Sáng Quyết cười hềnh hệch
- Các ông rặt lũ giỏi bán tài nguyên mà thôi.

Quan nhìn quan, mãi có kẻ nói
- Có cả cái lễ hội 1000 năm kinh đô tiêu tốn hàng thiện kim vạn bạc, chúng tôi bán cũng đóng cả tiền trong đó cho ngài kiếm chút. Có phải chúng tôi không biết điều đâu. Sao trách nhau như vậy. Vả lại mở rộng kinh đô gấp đôi, giá đất tăng chóng mặt. Ngài ở đó chả lẽ không miếng mỏ gì sao.

Sáng Quyết cười bí hiểm
- Kẻ nào tâm tư ra sao, sau này phúc phận đều rõ cả.
Nói xong phất tay áo mà đi về chỗ, qua chỗ ngai vàng của Vệ Cường Vương đang ngồi, Sáng Quyết lại cười bí hiểm lần nữa.

Nước Vệ cứ bán như vậy, chả mấy chốc cũng cạn kiệt tài nguyên. Càng về cuối kỳ nhân sự cuộc bán tháo tài nguyên càng khẩn trương ráo riết. Bán mãi rồi cũng chả còn gì. Năm đó Canh Dần các quan ngồi nghị sự trong triều, Vệ Cường Vương ngồi trên ngai trách cứ.
- Giờ còn gì để mà bán đây. Quan trong triều nhìn nhau trách cứ, kẻ thầm mắng vị này vội bán mỏ kia, kẻ liếc xép trách ngài này bán đất sớm. Cứ đùn đẩy cho nhau. Thấy cảnh dằng dai, mà cũng xế bóng. Tể tướng Bạo mới đứng dậy nói.
- Giờ chưa nghĩ ra còn cái gì để bán, thì cứ tạm vẽ ra cái gì đó mà vay nước ngoài chi dùng. Sau này sẽ tính cách trả. Như cởi tấm lòng, các quan lại ồ lên thi nhau hiến kế xôn xao, kẻ bày làm cầu, kẻ hiến kế làm trường học, kẻ lại muốn làm trang trại chăn nuôi. Loay hoay một lúc chưa quyết, tể tướng Bạo mới e hèm một tiếng. Các quan vội nín thinh. Bạo nó
- Đã làm thì cho ra làm, ra tấm ra món thì hãy bàn.

Các quan nghe càng cả sợ, vốn biết Bạo xưa nay đã làm gì là làm miếng thật to, không lèm nhèm như dăm chục mẫu đất, vài ba cái mỏ, mấy khu rừng. Trong bụng các quan nghĩ thầm cầu trời làm gì tàm tạm cho vừa bụng Vệ Cường Vương , vì ngài cũng trị vì không bao lâu nữa. Cốt qua lúc thời gian ít ỏi, gấp gáp cảnh chợ chiều, đường xa này. Bạo nhìn lẫm liệt nhìn các quan lại , thấy yên ắng hết mới phán
- Mai làm xe trạm tốc hành xuyên Vệ, vay 50 tỷ mỹ kim. Không phải ba cái cầu, đường, trường, trạm gì cho nó mệt.
Bạo nói xong, có kẻ trong triều choáng mà hực lên mấy tiếng lăn quay. Người xúm lại khiêng đi ra chỗ thoáng mát chăm sóc. Các quan thì thầm.
- Vị đó còn chút lương tâm mà xúc động, vay thế này thì bán cả dân cũng không trả nổi huống gì là tài nguyên.

Nói vậy nhưng các quan không dám phản đối. Còn kẻ kia ra chỗ thoáng mát nằm, lát sau tỉnh lại nghiến răng nói
- Nó vay thế , nó ăn hết. Đến lượt mình đâu còn gì.

Chuyện trong triều lan ra khắp dân gian, người ta ngán ngẩm nói rằng
- Cứ để ai làm vua làm vua hết đời, ai làm quan làm quan hết đời. Bày ra cái lệ nhân sự thay đổi làm gì chỉ làm cho chúng cuồng loạn bắn giết dân đen, vay nợ tứ tán như vầy

Prev: Miệng Quan...đã vậy thế còn miệng Vua ?

Next: Trẻ con ăn học làm gì ?

Thư Giãn Chủ Nhật: Đại Vệ Chí Dị-Chuyện Buôn Máu

Người Buôn Gió


Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Toát heo may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Nước Vệ Tháng 7 năm Canh Dần, triều nhà Sản thứ 65
Lúc ấy hạn hán, trời xanh cao vời vợi không chút gợn mây, nắng thiêu xuống đất như đổ lửa. Sức nóng làm chín cả trứng ngỗng để ngoài sân.
Bỗng nhiên có tin đồn máu người tăng giá, khiến người trong thiên hạ xô nhau đi tìm mua máu về đầu cơ kiếm chác. Cảnh hỗn loạn mua tranh bán cướp chưa từng có từ khi triều Sản lấy được thiên hạ đến nay. Những nhà nghèo ở quê nhân cơ hội máu được giá bèn gọi con cái trong nhà rồng rắn, lũ lượt lên thành để bán lấy tiền đong gạo.
Triều đình lại bày ra lệ để các học trò thi nhau hiến máu. Nói là để triều đình cứu những người bị bệnh hiểm nghèo. Các học trò nghe theo hiến nhiều lắm, nhất là lại được khen ngợi , ca tụng nữa lại càng hứng đi hiến máu cho triều đình.
Tất cả các nguồn máu dù mua hay trưng thu đều được chở gấp về triều đình cho các quan. Nhất là ở thành Nam nước Vệ nghe đồn quan đầu tỉnh mỗi ngày bỏ vạn lạng ra mua máu đem tích trữ dưới hầm lạnh. Rồi từ quan đầu tỉnh thành Nam, các quan đại thần cũng tung tiền bạc sai người đi săn lùng máu trong thiên hạ. Cảnh tượng hãi hùng, đâu đâu cũng có người cầm ống chọc hút máu người khác. Máu đỏ lòa khắp chốn, lúc mua bán rơi rớt ra xuống đất mùi tanh nồng nặc.
Chẳng hiểu chuyện máu vì sao mà lắm đại thần nước Vệ mua như vậy.
Nguồn cơn là thế này.
Tiến sĩ ở phía Nam thành nước Vệ họ Cù, người Can Lộc, Hà Tĩnh vốn con nhà dòng dõi Nho gia, tướng mạo oai vệ , dáng đi như rồng, ngồi như hổ, giọng sang sảng hào hùng. Thân phụ trước từng nổi tiếng sĩ phu trong thiên hạ thời tiên đế nước Vệ. Cù Tiến sĩ cùng vợ làm nghề thầy cãi. Mấy năm gần đây vợ chồng nhà họ vang danh trong thiên hạ vì chuyên đi kiện Tể tướng, vương chí ít cũng là đại thần nước Vệ. Bọn lý trưởng, cường hào thì họ Cù khỏi tốn giấy làm đơn, chỉ quát một tiếng là bọn ác bá này đã rúm ró sợ hãi.
Cù Tiến sĩ chuyên bênh vực người bị áp bức, ghét bọn tham tàn, bạo ngược, nhũng nhiễu lương dân. Cái khí can đảm của họ Cù lan tỏa khắp đất nước, thấm tới tận hang cùng ngõ hẻm. Người người oan ức nườm nượp kéo đến tư gia họ Cù xin giúp đỡ.
Một hôm có người từ phía Nam nước Vệ, đến gặp Cù Tiến sĩ khóc thảm thiết đưa đơn nhờ giúp đỡ. Cù Tiến sĩ vội vã mời vào thư phòng, rót nước, nhận đơn hỏi nguyên nhân. Người ấy thuật chuyện bà quả phụ họ Dương cho Cù Tiến sĩ nghe.

Quả phụ họ Dương vốn là một bà mẹ nước Vệ anh hùng, cả gia đình anh, em, chồng, con đều tham gia quân đội nước Vệ, từng chinh chiến đổ xương máu cho triều Sản được vững vàng cai trị đất nước. Trong đó nhiều người đã hy sinh tại chiến trường.
Bà quả phụ họ Dương tưởng được sống an lành, thờ cúng nhang khói cho người thân trong ngôi nhà nhỏ bé. Thế nhưng bỗng một ngày kia, quan quân ùa tới đập phá nhà bà, xua đuổi bà ra đường để em quan đầu tỉnh phía Nam trưng dụng làm khu thương mại.
Mười năm trời bà mẹ nước Vệ anh hùng này lặn lội đi cầu cứu các cơ quan trong triều. Nhưng than ôi, các quan càng ngày càng béo tốt, nhà càng cao, cửa càng rộng. Bạc chất trong nhà phải mong nắng mà phơi cho khỏi mốc. Còn trái lại bà quả phụ họ Dương ốm yếu, héo mòn rồi uất ức lâm bệnh mà chết.
Nghe xong câu chuyện thương tâm, đẫm máu và nước mắt của bà quả phụ họ Dương. Cù Tiến sĩ lửa giận bừng bừng, ông đấm mạnh xuống bàn, ngửa cổ thề với trời đất sẽ đòi tên quan đầu tỉnh phía Nam và bè lũ tội ác của chúng phải đền nợ máu cho hương hồn quả phụ được thanh thản nơi chín suối.
Lời thề đòi nợ máu của họ Cù vang vọng khắp non sông.
Bọn quan lại nước Vệ nghe thấy hoảng sợ, đua nhau bỏ tiền đi mua bằng được nhiều máu. Chúng biết đến ngày trả nợ, dù béo tốt đến đâu chúng cũng không đủ máu để trả nợ cho bao nhiêu nỗi oan khiên như bà quả phụ họ Dương.
Đúng là
Giàu sang càng nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rụng rời.
Có kẻ thấy vậy, khuyên Lái Gió bỏ nghề mà đi buôn máu kiếm bạc xài. Lái Gió thác rằng
- Xưa nay buôn máu là nghề độc quyền của các quan nước Vệ. Mỗ phận dân hèn vốn mỏng như gió heo may không có gan dám màng chuyện kinh động đất trời ấy.

Nguồn: Blog Người buôn gió

Ăn mày cũng phải học kinh tế

         Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
       - Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
       Ăn mày rất thích kể lể.
        - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi's ở Plaza chắc chắn nhiều tiền...
         - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
         - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
             Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
        - Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
       Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
       - Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
       Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
        - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng...
         
         - ...???
         - Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
           - Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
           - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.
           - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
          - Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
          - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
         - Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
         - Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
        Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
         Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
          - Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
          - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
            - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
        Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
         - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
          - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
         - Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
            - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
           - Ối ông cũng có vợ con?
           - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
         - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?
(Trang Hạ dịch, theo diễn đàn Shenzhen, TQ)
 

Vì Sao Bạn Không Được Gọi Phỏng Vấn?

Vì sao bạn không được gọi phỏng vấn?
Ảnh: savvysugar.com
TTO - Bạn thắc mắc vì sao mình đã gửi hồ sơ xin việc cho nhiều công ty với nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau nhưng vẫn chưa được gọi phỏng vấn dù chỉ một lần? Hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc những lỗi sau không nhé!
Chỉ chăm chăm tìm việc ở những công ty lớn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bắt đầu từ những công ty nhỏ và vừa, vì các công ty/tập đoàn lớn thường đưa ra điều kiện tuyển dụng gắt gao. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh vào các công ty này cũng rất lớn, nếu không thật sự nổi trội, bạn khó mà chen chân vào những nơi này.Không đọc kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đừng nghĩ rằng các công ty đều có hình thức tuyển dụng giống nhau, bởi thực tế ngược lại: có những công ty đăng tuyển hướng dẫn tìm việc trên trang web của công ty, nhưng cũng có công ty dùng hình thức gọi điện thoại hoặc fax. Vì vậy trước khi nộp hồ sơ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và yêu cầu của nơi tuyển dụng, nếu không bạn sẽ không bao giờ có cơ hội được gọi phỏng vấn.

Gửi một bản CV cho nhiều vị trí, công ty khác nhau
Thật sai lầm khi bạn viết một bản CV nhưng lại copy thành nhiều bản để gửi cho nhiều vị trí và nhiều công ty khác nhau. Hãy nhớ mỗi vị trí, mỗi công việc cũng như mỗi công ty cần những bản CV khác nhau tùy theo mục đích và yêu cầu của họ.
Chính vì thế, trước khi viết CV, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về vị trí ứng tuyển, về công ty. Trên CV, phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn nổi trội hơn những người khác ở điểm nào và vì sao họ nên gọi bạn phỏng vấn thay vì gọi những người khác...

Không chú ý tới thư xin việc
CV và thư xin việc cung cấp những thông tin và ấn tượng cơ bản về bạn với nhà tuyển dụng, và điều này quyết định bạn có được “đi tiếp” vào các vòng sau hay không. Vì thế, khi viết thư xin việc, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng viết thư xin việc vừa ngắn gọn, súc tích nhưng khái quát được những thông tin cơ bản nhất về bạn.

Không có từ khóa rõ ràng
Bạn nên nhớ rằng với mỗi công việc, mỗi vị trí, có rất nhiều người cùng ứng tuyển, và nhà tuyển dụng không thể ngồi đọc hết từng CV vì rất mất thời gian. Thay vào đó, họ dùng các phần mềm để lựa chọn ứng viên, thông qua từ khóa trong CV. Vì vậy khi viết CV, bạn đừng quên dùng những từ khóa rõ ràng để miêu tả công việc.

Mắc lỗi khi viết CV
Một cuộc điều tra cho thấy có đến 84% nhà tuyển dụng tiết lộ rằng mắc lỗi khi viết CV (sai chính tả, sai ngữ pháp...) là nguyên nhân hàng đầu khiến ứng viên bị loại ngay từ "vòng 1". Bởi CV là một dạng văn bản rất quan trọng cung cấp những thông tin về bạn, cho thấy bạn là người cẩu thả hay cẩn thận, đồng thời cũng cho thấy nhiệt huyết của bạn với công việc...
Vì vậy nếu không muốn bị mất cơ hội phỏng vấn, bạn cần rà soát lại tất cả những thông tin, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp… trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng.

Ghi địa chỉ chung chung
Khi gửi thư xin việc, hãy điền rõ ràng địa chỉ nhận thư, tốt nhất là gửi trực tiếp đến người làm công tác tuyển dụng. Trong trường hợp thông báo tuyển dụng không nêu tên người tuyển dụng, bạn có thể gọi đến phòng nhân sự của công ty để tìm hiểu thêm.
KHỔNG THU HÀ (Theo careerbuilder.com)

Thư Của Cù Huy Hà Vũ Gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------------------------------
Hà Nội ngày 16/8/2010
BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG PHẢN NƯỚC, HẠI DÂN MỚI LÀ TỘI PHẠM
Kính gửi: Ông Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Tôi là Cù Huy Hà Vũ, Công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, xin gửi tới Ông Chủ tịch nước lời chào trân trọng và yêu cầu Ông giải quyết vụ việc nghiêm trọng sau đây.

Ngày 12/8/2010, trang thông tin điện tử Bauxite Việt Nam do các trí thức yêu nước gồm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn – Nhà giáo Phạm Toàn, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng đã đăng một bức thư của công dân Kim Văn Vũ, cư ngụ tại ấp 2, xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, có đầu đề “Công an tỉnh Bình Dương, quê của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, truy bức, sách nhiễu người dân vì đọc bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng trên Bauxite Việt Nam”.

Bức thư của công dân Kim Văn Vũ có nội dung chính như sau:

Ngày 21/6/2010, Bauxite Việt Nam đăng bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn của đài Tiêng nói Hoa Kỳ (VOA), cơ quan truyền thông chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ, ngày 19/6/2010 có đầu đề “TS Cù Huy Hà Vũ: từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. Ông Kim Văn Vũ đã đọc và rất thích bài này nhưng do bài này rất dài nên ông đã in ra để lúc rảnh rỗi thì đọc. Bạn bè, hàng xóm đến chơi thấy bài này thì tranh nhau mượn đọc. Thế là ông Kim Văn Vũ đã phải photo thêm một ít bản để cho họ đọc.

Thế nhưng Công an huyện Bến Cát rồi Công an tỉnh Bình Dương đã truy bức, sách nhiễu ông Kim Văn Vũ và những người đã đọc hoặc nghe đọc bài trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì các cơ quan Công an này cho rằng:

1. Bài trả lời phỏng vấn đài Tiêng nói Hoa Kỳ (VOA) của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

2. Trang Bauxite Việt Nam là trang mạng có nội dung đi ngược đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

3. Đài Tiêng nói Hoa Kỳ (VOA) là đài xấu, có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Quan điểm của tôi, Cù Huy Hà Vũ, là Công an huyện Bến Cát, Công an tỉnh Bình Dương và Bộ Công an (nếu có) đã phạm “Tội vu khống” quy định tại Điều 122 Bộ Luật hình sự như chứng minh sau đây:

Thứ nhất - Công an chỉ được quyền điều tra công dân, tổ chức khi có chứng cứ cho thấy công dân, tổ chức đó thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ Luật hình sự. Thế nhưng trong Bộ Luật hình sự không có “Tội chống đối, đi ngược lại đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Tội xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Thứ hai - Giả thiết trong Bộ Luật hình sự có “Tội chống đối, đi ngược lại đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và “Tội xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì công an chỉ có quyền điều tra sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam với tư cách “bị hại” tố cáo hành vi phạm tội.

Thế nhưng cho đến nay không có bất cứ chứng cứ nào cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam bằng văn bản hoặc lời nói ghi thành văn bản tố cáo:

Ø Bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có nội dung chống đối đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

Ø Trang thông tin điện tử Bauxite Việt Nam có nội dung đi ngược đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam;

Ø Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là đài xấu, có nội dung chống đối đường lối của của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam;

Thứ ba - Điều 69 Hiến pháp quy định Công dân Việt Nam có “Quyền tự do ngôn luận”, “Quyền tự do báo chí”, “Quyền được thông tin” và Điều 53 Hiến pháp quy định Công dân Việt Nam có “Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương”.

Như vậy, việc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trang thông tin điện tử Bauxite Việt Nam đăng lại và ông Kim Văn Vũ và những người đã đọc và truyền nhau đọc bài trả lời phỏng vấn này chính là thực hiện những quyền cơ bản ấy của công dân Việt Nam được Hiến pháp long trọng bảo hộ hay thực hiện Dân chủ mà theo định nghĩa của Hồ Chí Minh là “Quyền của Dân được mở mồm ra nói”.

Tóm lại, ngoài việc phạm “Tội vu khống” theo Điều 122 Bộ Luật hình sự, Công an huyện Bến Cát, Công an tỉnh Bình Dương, Bộ Công an (nếu có) còn phạm “Tội khủng bố” theo Khoản 3 Điều 84 Bộ Luật hình sự (uy hiếp tinh thần của công dân) do đã có hành vi truy bức, sách nhiễu ông Kim Văn Vũ và những công dân khác đã đọc và truyền nhau đọc bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) được Bauxite Việt Nam đăng lại.

Vấn đề còn lại là xác định nguyên nhân dẫn đến việc Công an huyện Bến Cát, Công an tỉnh Bình Dương và của Bộ Công an (nếu có) thực hiện các hành vi tội phạm nói trên.

Theo những người hàng xóm tốt bụng của công dân Kim Văn Vũ, sở dĩ công dân này bị công an truy bức, sách nhiễu như vậy là vì “đây là quê của Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước và Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch huyện Bến Cát là cháu gọi Ngyễn Minh Triết bằng cậu ruột trong khi bài trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ lại đụng chạm đến Nguyễn Minh Triết”.

Đúng là trong bài trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 19/6/2010, tôi có bình luận về phát biểu “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát” của Ông với tư cách Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Nguyên văn như sau:

VOA: Ngoài những gì mà Tiến sĩ vừa nói về Điều 4 Hiến pháp thì Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có nói đại ý là “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Ông nghĩ sao về phát biểu này?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Trước hết phải khẳng định rằng đã sinh ra trong đời là để sống chứ không phải để chết và vì thế tự sát họa là hành vi của kẻ tâm thần, bệnh hoạn. Tuy nhiên sự sống không bao giờ giáo điều mà ngược lại, luôn thực tiễn. Nghĩa là không phải cứ hô mình vạn tuế là mình không thể chết và ngược lại, dám nhảy vào chỗ chết thì lại ra đất sống!

Vấn đề là ai “tự sát” trong phát biểu này của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, là dân tộc Việt Nam hay Đảng Cộng sản Việt Nam?

Nếu đó là “dân tộc Việt Nam” thì phát biểu này là hoàn toàn ngô nghê, ngớ ngẩn vì dân tộc Việt Nam tồn tại từ 4000 năm nay trong khi Điều 4 Hiến pháp Việt Nam mới tồn tại non hai thập kỷ nay, từ 1992. Vậy chỉ còn khả năng chủ thể của “tự sát” trong phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là “Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Tuy nhiên trong một chế độ dân chủ ai mà nói đảng cầm quyền rời bỏ vị trí đang nắm giữ là “tự sát” ắt bị trẻ nó cười vào lỗ mũi. Thế nên một âm hưởng “sợ chết” đến như vậy chỉ có thể toát ra từ những bạo chúa, từ những kẻ cầm quyền phạm tội ác chống lại chính dân tộc, chống lại chính nhân dân mình! Vậy phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam hay chính xác hơn, Ban lãnh đạo Đảng thuộc trường hợp này?

Điều không thể chối cãi là bằng việc tiếp tay cho Trung Quốc xâm lược cả “mềm” lẫn “cứng” lãnh thổ của Việt Nam qua việc cho các công ty nước này hoặc trá hình khai thác bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên và thuê trong 50 năm hàng bốn trăm nghìn hécta rừng đa phần giáp giới nước phương Bắc có thâm niên bành trướng này, bằng sự đớn hèn trước sự lấn lướt và đe dọa xâm lược vũ trang của Bắc Kinh tại những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng tham nhũng siêu nghiêm trọng từ tham ô trực tiếp tài sản quốc gia đến vay bừa tiêu vung để nhiều thế hệ người dân sẽ phải è cổ trả nợ, bằng cướp đất của người dân, đặc biệt của nông dân tràn lan kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, bằng bóp nghẹt những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp bảo hộ các quyền tự do như quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền biểu tình, quyền đình công, quyền giữ gìn nơi thờ tự của các tín ngưỡng…, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam rõ ràng đang đi ngược 180 độ lợi ích của dân tộc và toàn thể nhân dân Việt Nam.

Chính bởi những hành vi “phản Nước hại Dân” siêu nghiêm trọng ấy mà sự tiêu vong của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kéo theo sự tiêu vong của Đảng với tư cách tổ chức là có thể nhìn thấy trước! Vì vậy, nỗi hãi hùng, thậm chí hoảng loạn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đại diện cho Ban lãnh đạo Đảng trước viễn cảnh này là hoàn toàn có cơ sở.

Vì vậy, để tránh bị triệt tiêu thậm chí một cách thê thảm, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải quay về với dân tộc, quay về với nhân dân bằng cách tự phá bỏ quy chế độc tài của bản thân và thực hiện một nền chính trị Đa đảng.

Vả lại, Đa đảng là cội nguồn, là đường lối của chính Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này - sáng lập.

Thế nhưng đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi bài trả lời phỏng vấn của tôi được phát và đăng trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và trên Bauxite Việt Nam, tôi không nhận được bất cứ phản bác chính thức nào của Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói riêng, của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói chung. Điều này chứng tỏ Ông và các thành viên khác của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nếu không thuộc trường hợp tán đồng những quan điểm của tôi theo nguyên tắc “Im lặng là đồng ý” thì cũng không bác bỏ quan điểm này.

Suy cho cùng thì trước những hành vi “Phản Nước hại Dân” của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam mà tôi đã chứng minh rành rẽ trong bài trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trước hành vi của UBND quận Bình Thạnh đập nhà, cướp đất của bà Dương Thị Kính, thân nhân của 3 Liệt sĩ theo lệnh của tên ác ôn Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND thành phố Hồ chí Minh (nay là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư ĐCSVN thành phố Hồ chí Minh) mà bà Kính đã làm Đơn tố cáo gửi Ông với tư cách Bí thư ĐCSVN thành phố này, Ông hay Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam họa là Kẻ thù của Nhân dân thì mới dám bác bỏ những quan điểm kết án của tôi.

Do đó việc công an truy bức, sách nhiễu ông Kim Văn Vũ và những công dân khác đã đọc và truyền nhau đọc bài của tôi trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) được Bauxite Việt Nam dăng lại chỉ có 3 khả năng: Hoặc là do cay cú vì bị “mất mặt” ngay tại quê của Ông là huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhưng không thể trả đũa công khai được nên Ông đã chơi trò “ném đá giấu tay”, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xúi bẩy công an làm như vậy, hoặc là do các cơ quan Công an này kiếm cớ để nịnh Ông, hoặc là hai khả năng này kết hợp lại!

Tuy nhiên tôi cho rằng có thể loại trừ khả năng 1 và khả năng 3 vì những khả năng này hoàn toàn tréo ngoe với phát biểu “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường”của chính Ông với tư cách Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ tháng 6/2007, công khai thừa nhận mọi người có quyền chống đối nhau về tư tưởng – quan điểm chính trị!

Đương nhiên là thế! Bởi nếu không chấp nhận “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường” thì đã không có chuyện chính quyền cộng sản ở Việt Nam và chính quyền “phi cộng sản”, nếu không muốn nói là “chống cộng sản” ở Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao từ 15 năm nay, đã không có chuyện Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ để hội đàm với Tổng thống Mỹ không phải là thành viên Đảng Cộng sản Mỹ!

Đương nhiên là thế! Bởi nếu không chấp nhận “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường” và đàn áp những người có quan điểm chính trị khác biệt với mình thì Ông và các thành viên khác của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hẳn đã bị pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm khắc vì đã xâm phạm trắng trợn “Quyền Bất đồng chính kiến” được thể hiện qua “Quyền tự do ngôn luận”, Quyền tự do lập hội”, “Quyền tự do biểu tình” được Hiến pháp long trọng bảo hộ!

Tóm lại, bất đồng chính kiến hay đối lập chính trị là chuyện bình thường, chỉ các hành vi “Phản Nước hại Dân” mới là Tội phạm, cần phải điều tra kỳ cùng để trừng trị theo quy định của pháp luật!

Vậy thực hiện Quyền làm Chủ của Dân, tôi yêu cầu Ông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết với tư cách “Đầy tớ của Dân” xử lý ngay lập tức theo quy định của pháp luật những quan chức chính quyền và công an đã và đang truy bức, sách nhiễu công dân Kim Văn Vũ và những công dân khác đã đọc và truyền nhau đọc bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) được Bauxite Việt nam đăng lại cho dù đó là cháu ruột của Ông - Nguyễn Văn Khải, chủ tịch UBND huyện Bến Cát như trên đã đề cập và thông báo kết quả xử lý cho tôi biết!

Ngoài việc gửi trực tiếp cho Ông, tôi trân trọng nhờ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành Bauxite Việt Nam đăng Thư này để bảo đảm Công khai, Dân Chủ, bảo đảm cho mọi Công dân Việt Nam Quyền Biết, Quyền Bàn và Quyền Kiểm tra cách giải quyết của Ông đối với yêu cầu hợp pháp nêu trên của tôi.

Tôi chân thành cảm ơn Ông Chủ tịch nước và đề nghị Ông sớm phúc đáp,

Tiến sĩ Luật CÙ HUY HÀ VŨ

ĐT: 0904350187
havulaw@yahoo.com


- Ông Kim Văn Vũ (để biết);
- Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương (để biết);
- Chủ tịch UBND huyện Bến Cát Nguyễn Văn Khải (để biết);
- Trưởng Công an huyện Bến Cát (để biết);

Được đăng bởi bvnpost vào lúc 08:30