25/12/10

Cách Giải quyết ngoại tệ, vàng và đồng Việt nam trong thời kỳ sốt giá

Lãi suất sẽ giảm sau Quý I/2011
Thứ sáu, 24/12/2010, 17:50 GMT+7
         Nhiều điểm bất hợp lý hiện tại của thị trường tiền tệ, thị trường vàng đang là những "nút thắt" tài chính, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.
        Theo thông tin mới nhất từ ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, một kịch bản tổng thể nhằm giải quyết những điểm nghẽn này sắp được ủy ban hoàn chỉnh để trình Chính phủ xem xét. Động thái này đang được kỳ vọng sẽ giúp mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định hơn, qua đó hỗ trợ TTCK bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, bắt đầu từ quý I/2011.
            Trong buổi thảo luận tại Báo Đầu tư ngày 22/11/2010, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhìn nhận, chính sách lãi suất đang có sự méo mó và điều này được thể hiện ở tình trạng lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn, ngoài lãi suất ghi trên hợp đồng còn có "phụ phí"... Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử tiền tệ thế giới cũng như Việt Nam.
         Sự "bất thường" cũng thể hiện qua việc tỷ giá USD/VND có thời điểm chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường chợ đen lên đến 10%. Hiện áp lực giảm giá VND so với USD vẫn chưa được giải toả. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều DN nhập khẩu đang phải đau đầu tìm kiếm ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh. Lạm phát cao, nhưng nền kinh tế, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đang rất "khát" tiền.
          Sự biến động của thị trường vàng cũng đang gây áp lực lên việc điều hành chính sách tỷ giá, nhất là khi một lượng không nhỏ USD đang được sử dụng để nhập lậu vàng. Phần lớn vàng dự trữ nằm trong dân thay vì chủ yếu nằm ở ngân hàng trung ương như thông lệ quốc tế.
          Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng dự trữ trong dân của Việt Nam hiện lên đến khoảng 1.072 tấn (tương đương 47 tỷ USD) tính đến cuối năm 2009. Với mức nắm giữ này, Việt Nam là một trong năm thị trường vàng lớn nhất thế giới.
             Diễn biến của thị trường vàng đang còn nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý mà tình trạng nhập lậu vàng là một điển hình. Điều này đang gây khó khăn cho việc phối hợp chính sách nhằm ổn định tỷ giá.
            Những "nút thắt" trên đây, theo ông Nghĩa sẽ được giải quyết căn bản trong đề án ổn định thị trường tiền tệ mà ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sắp hoàn chỉnh, để sớm trình Chính phủ xem
Theo đề xuất của ủy ban, những bất cập của chính sách tiền tệ sẽ được tháo gỡ theo hướng tập trung sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nhằm chủ động hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, đồng thời vẫn hạn chế được việc tăng trưởng tín dụng.
          Việc ổn định tỷ giá không thể thực hiện liệu pháp sốc, mà phải triển khai mềm dẻo, phối hợp chặt chẽ với điều chỉnh linh hoạt lãi suất VND, USD, đặc biệt là kiểm soát chặt nhập lậu vàng, thì mới giảm kỳ vọng VND mất giá thêm. Cân nhắc thời điểm thích hợp để giảm dần lãi suất huy động USD, qua đó tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đủ sức hấp dẫn để người gửi tiền dịch chuyển từ gửi USD sang VND.
          Khi đạt được mục tiêu này, thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chủ động triển khai các biện pháp can thiệp theo nguyên tắc thị trường để thu hẹp tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và thị trường chợ đen xuống còn khoảng 200 đồng.
            Sau khi tỷ giá tương đối ổn định, bước tiếp theo là cần tập trung giải quyết vào vấn đề mấu chốt. Đầu tiên là dần hạn chế cho vay ngoại tệ, tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ cùng với đoạn tuyệt chính sách huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Đây là giải pháp "đau đớn", nhưng phải làm nếu muốn khắc phục tình trạng đô la hoá nền kinh tế. "Nếu làm quyết liệt, tối thiểu trong vòng 2 năm, may ra mới lập lại được trật tự đối với vấn đề lãi suất, tỷ giá", ông Nghĩa nói.
            Trước mắt, để kéo mặt bằng lãi suất đi xuống, ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ kiến nghị Chính phủ tăng cung tiền. Điều này về lý thuyết sẽ khiến lạm phát tăng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy: Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang cho phép thực thi biện pháp này với liều lượng thích hợp. Lạm phát của thế giới hiện khá thấp, nên khả năng "nhập khẩu" lạm phát vào Việt Nam không quá lo ngại.
         Tuy nhiên, đại diện ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay, để có cơ sở kiến nghị tăng cung tiền, các chuyên gia của ủy ban đang tính toán phương án chi tiết, sau khi xác định lại tốc độ vòng quay vốn của nền kinh tế hiện nay. Những giải pháp kể trên sẽ được Uỷ ban "đóng gói" cùng với những kiến nghị về nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước mới, trong đó có việc rà soát lại nội dung của Thông tư 191/2010/TT-NHNN và Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
          Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp trên, ông Nghĩa tin tưởng, chậm nhất là sau quý I/2011, mặt bằng lãi suất sẽ giảm và điều này sẽ hỗ trợ tích cực TTCK. Dường như để đón đầu triển vọng khả quan này, 4 tháng gần đây, NĐT nước ngoài liên tục tăng đầu tư vào TTCK và tổng mức mua ròng cả năm nay ước đạt 1,3 tỷ USD. Đặc biệt, một tuần trở lại đây, xuất hiện dòng vốn nóng bắt đầu vào TTCK với số vốn giải ngân tăng dần.
          "Những phân tích kỹ thuật cho thấy nếu VN-Index vượt qua ngưỡng 520 điểm, thì sẽ bắt đầu định hình một xu hướng tăng khá rõ nét và có khả năng đạt đỉnh 800 điểm trong trung hạn", ông Nghĩa dự báo. (Nguồn: ĐTCK, 24/12)

24/12/10

bai 2 Cách Làm Mẫu Lý lịch Khi Xin Việc

Mẫu lý lịch: Kiểu trình tự thời gian
Họ tên: ………………………………............
Địa chỉ: ………………………………………
Số điện thoại: ………………………………..
Email: ………………………………………..
HỌC VẤN
Đại học kinh tế chuyên ngành Quản trị marketing
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Các công ty nghiên cứu thị trường ProMind, IndoChina, Research, Cimigo,..
Phỏng vấn viên
Tiếp xúc các đối tượng khách hàng khác nhau, phỏng vấn và thu thập dữ liệu sơ cấp theo yêu cầu của dự án.
Công ty máy nông nghiệp HAN-A Hàn Quốc
Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật vận hành
Lập danh sách các khách hang tiềm năng gửi về tổng công ty tại Hàn Quốc; tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu và khó khăn của khách hang, hỗ trợ về mặt vận hành và chịu trách nhiệm báo cáo yêu cầu về bảo hành của khách hang đến bộ phận kỹ thuật của công ty.
Công ty FPT telecom chi nhánh Cần Thơ
Cộng tác viên phát triển thị trường
Phát triển thị trường các sản phẩm viễn thong, lập kế hoạch phát triển thị trường đối với từng cụm khách hang chi tiết.
Cơ sở than tổ ong Cửu Long
Nhân viên kinh doanh
Lập kế hoạch bán hang, lập kế hoạch marketing cho sản phẩm than tổ ong.
KỸ NĂNG
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, internet và phần mềm chuyên phân tích dữ liệu SPSS; tiếng Anh khá.
NGƯỜI GIỚI THIỆU
(Sẽ có theo yêu cầu)
                                  ------------------------------------------------------------
VÍ DỤ
Mẫu lý lịch: Kiểu kỹ năng
Họ tên: ………………………………............
Địa chỉ: ………………………………………
Số điện thoại: ………………………………..
Email: ………………………………………..
MỤC TIÊU
Tìm vị trí nhân viên Marketing
HỌC VẤN
Đại học kinh tế chuyên ngành Quản trị marketing
TÓM TẮT CÁC KHẢ NĂNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
KỸ NĂNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NGƯỜI GIỚI THIỆU
(Sẽ có theo yêu cầu)

bài 1 Rèn luyện kỹ năng xin việc & giao tiếp với Doanh nghiệp

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với Doanh nghiệp và kỹ năng xin việc

==========
Thanh niên nhận thức được tầm quan trọng của những kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống; Thanh niên có thể thực hành để rèn cho mình những kỹ năng mềm; Lớp tập huấn thật sự có ý nghĩa và thiết thực, cần mở rộng trong các hoạt động phong trào thanh niên;
Lứa tuổi thanh niên đầy những ước mơ và hoài bão. Sự thành công là vấn đề quan trọng mà mỗi thanh niên luôn mong chờ và hướng tới. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà còn có rất nhiều khó khăn, thử thách và chông gai. Để thành công, bản thân thanh niên phải biết cách vượt qua những khó khăn, thử thách đó.
Trong những năm gần đây, kỹ năng mềm được nhiều người nhắc đến như là công cụ cơ bản và cần thiết để giúp thanh niên vững tin bước vào cuộc sống. Thanh niên rất cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng và làm chủ cuộc sống. Những người sử dụng lao động cũng rất coi trọng các kỹ năng “mềm” bởi đây là yếu tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống (đặc biệt những tiêu chuẩn đánh giá con người như sự tận tâm, hợp tác, tinh thần trách nhiệm…là những dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp)
Tài liệu được biên soạn nhằm trang bị thêm kiến thức cho học sinh, sinh viên, thanh niên về một số những kỹ năng mềm cơ bản và cần thiết trong quá trình tìm việc và làm việc. Rất mong nhận được sự góp ý !

I. Kỹ năng xin việc
1/ Các bước chuẩn bị tìm việc làm
- Lập kế hoạch nghề nghiệp (5 bước): Đánh giá bản thân; Xác định mục tiêu nghề nghiệp; Nghiên cứu công việc; Tính toán và ra quyết định; Lập kế hoạch hành động.
- Thiết lập quan hệ: là quá trình thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân trong lĩnh vực bạn quan tâm, những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bạn trong  việc tìm việc làm ổn định.
- Thu thập thông tin để biết được nguồn thông tin tìm việc hiệu quả, sử dụng công nghệ để tìm việc (internet)
- Theo đuổi mục tiêu tới cùng.
2/ Các bước trong tiến trình xin việc
a) Chuẩn bị hồ sơ xin việc
ª Viết một bản lý lịch đẹp
Bản lý lịch (CV) là một bản mô tả súc tích quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn (đảm bảo phải chuyển tải được những phẩm chất và khả năng cá nhân đáp ứng được yêu cầu của một công việc cụ thể). Đây là phương tiện cơ bản nhất để có được một cuộc phỏng vấn.
Trọng tâm của bản lý lịch
- Giải thích rõ ràng các mục tiêu nghề nghiệp
- Kỹ năng, kiến thức có được từ học tập cũng như những kinh nghiệm làm việc từ trước đó.
Trình tự
Ø Bắt đầu bằng tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu thích hợp)
Ø Nên thay các câu đầy đủ bằng các cụm từ để lý lịch được súc tích và trực tiếp vào vấn đề, bắt đầu bằng các động từ hành động.
Ø Sử dụng thuật ngữ chuyên môn nếu thật thích hợp.
Ø Mô tả cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn biết, sử dụng các chi tiết, con số và đặc tính để làm cho kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn trở nên sinh động.
Ø Không cần thiết đưa thêm thông tin về gia đình vào bản lý lịch (nên tìm hiểu công ty tuyển dụng trước khi gửi đơn xin việc).
Ø Bản lý lịch cần được viết rõ ràng, mạch lạc, không trình bày lộn xộn, cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc, không sử dụng nhiều hơn 2 kiểu chữ, sử dụng một ít các phương tiện (ngiêng, đậm, gạch chân…) để làm nổi bật các phần khác nhau.
Ø In bản lý lịch và đơn xin việc trên giấy chất lượng cao.
Ø Đọc lại nhiều lần trước khi gửi đi để chắc chắn rằng không có sai sót.
Lưu ý: Chỉ làm nổi bật những điểm mạnh và kinh nghiệm làm việc thật sự, không phóng đại những việc đã làm, điều này sẽ gây bất lợi cho bạn về sau.
Nên:
- Bắt đầu bằng kinh nghiệm, và chuyển sang học tập và các kỹ năng liên quan khác có thể sẽ có ích cho công việc.
- Giữ bản lý lịch chỉ dài từ một đến hai trang.
- Đánh dấu phần kinh nghiệm hoặc liệt kê kinh nghiệm một cách súc tích nhưng đầy đủ thông tin.
Không nên:
- Thông tin về gia đình nhiều hơn bản thân.
- Bản lý lịch quá dài từ 8 đến 10 trang; hoặc bản lý lịch theo kiểu điền vào chỗ trống.
- Có lỗi chính tả.
ª Thư xin việc
- Tự giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc và quan tâm của bạn về vị trí công việc đang xin; nhắc lại điểm mạnh muốn làm nổi bật.
- Thư xin việc nên dài một trang với các thông tin được sắp xếp thành ba đến năm đoạn văn; lướt qua một số các chi tiết như làm thế nào bạn biết có công việc; năng lực, trình độ học vấn và chuyên môn của bạn phù hợp như thế nào đối với công việc đang xin cũng như đối với yêu cầu của công ty (ngành học, kinh nghiệm làm việc liên quan, mục tiêu nghề nghiệp tương lai); mong muốn được tham gia phỏng vấn của bạn.
- Có thể kết thúc thư bằng cách nói bạn sẽ gọi lại sau khi gửi từ 1 đến 2 tuần để theo dõi tiếp (nhớ giữ lời hứa).
- Gửi thư trên bản lý lịch, không đính ghim hoặc kẹp bản lý lịch vào thư.
Lưu ý: Thư xin việc phải đảm bảo các yêu cầu
- Truyền đạt được những quan tâm và thái độ nhiệt tình đối với nghề nghiệp tương lai
- Nói rõ lý do viết thư
- Nhắc tới những điểm liên quan (Kỹ năng phù hợp công việc)
- Nêu bật những kinh nghiệm có liên quan và phù hợp
- Nói đến những đóng góp và thành quả quan trọng nhất đã đạt được trước đây
- Súc tích, đi thẳng vào vấn đề
- Không bị lỗi chính tả và cấu trúc ngữ pháp.
b) Phỏng vấn
Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng gặp và tiếp xúc bạn, hiểu được tính cách, nhận xét những điểm mạnh và yếu của bạn, và xác định xem bạn có phù hợp với “văn hoá công ty” hay không.
Một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng: Nói về bản thân; Lý do xin công việc (làm việc cho công ty); Hiểu biết về công ty; Ưu nhược điểm lớn nhất của bản thân; Mối quan tâm khác ngoài công việc; Thành tích đạt được mà bản thân thấy hài lòng nhất; Học vấn và kinh nghiệm làm việc liên quan thế nào đến công việc đang xin; Mục tiêu cuộc sống bản thân.
Những điều cần chú ý trước và trong khi phỏng vấn:
- Tìm hiểu trước thông tin (thông tin về công ty, thông tin về vị trí tuyển, thông tin xã hội có liên quan)
- Chú ý những biểu hiện bên ngoài: đúng giờ, chọn trang phục phù hợp (phù hợp với văn hoá công ty, phù hợp với vị trí tuyển dụng); trao đổi trước với người giới thiệu (nếu có)
- Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, trọng tâm, súc tích và chân thành
- Không nên đánh giá thấp thành công của bản thân, đồng thời cũng không phóng đại những công việc đã hoàn thành.
Những điều cần làm sau khi dự phỏng vấn:
- Bổ sung các giấy tờ cần thiết nếu nhà tuyển dụng yêu cầu
- Viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng
+ Viết sớm sau buổi phỏng vấn (không quá 1 ngày sau buổi phỏng vấn)
+ Cảm ơn tất cả những người có liên quan
+ Tạo thêm ấn tượng tốt cho bản thân
+ Bổ sung thông tin mà bạn quên trao đổi trong buổi phỏng vấn
+ Ngắn gọn, đơn giản, chắc chắn rằng bạn không bị sai lỗi chính tả, và luôn kết thúc bằng lời cảm ơn.
Một số câu hỏi bạn có thể trao đổi với nhà tuyển dụng (thể hiện sự quan tâm của bạn đến công ty):
- Điều gì làm cho một người thành công ở công ty này?
- Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?
- Một số việc thường làm trong năm đầu tiên?
- Văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty
- Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?
- Các hoạt động của công ty phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới?
ª Những phẩm chất cần nhất của một nhân viên mà các công ty thường yêu cầu
- Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng
- Gắn bó với nhóm làm việc
- Thích ứng với sự thay đổi
- Có khả năng làm việc dưới áp lực
- Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả
- Kinh nghiệm đa văn hoá cũng như khả năng nói nhiều ngôn ngữ
- Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, cán bộ lãnh đạo và đối tác
- Hiểu biết chiến lược phát triển
- Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng.
Lưu Ý:
Quá trình tuyển dụng thường theo các bước sau :
1. Nhà tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc mà tuyển dụng những vị trí họ cần
2. Thông báo tuyển dụng “trên báo, đài, tivi, trên mạng nội bộ trang web công ty”
3. Xem qua các hồ sơ ứng tuyển và chọn lọc lại một số lượng nhất định để xét tuyển (vòng sơ loại lấy khoảng 60%-70% số lượng hồ sơ nộp, vòng sơ loại lấy ít hay nhiều còn phụ thuộc vào số lượng hồ sơ nộp và vị trí cần tuyển dụng)
4. Kiểm tra chỉ số IQ để chọn một số lượng ứng viên nhất định, thường khoảng 50% để bước vào thi viết.
5. Thi viết : Nội dung thi thường là các vấn đề cụ thể liên quan đến công việc để đo lường khả năng phản xạ, cách giải quyết với tình huống xảy ra. Ít khi thi mang tính kiểm tra những vấn đề “hóc búa”
            Cũng có nhiều doanh nghiệp thực hiện thi viết kèm với kiểm tra chỉ số IQ, nếu vậy thì phần thi IQ sẽ chiếm khoảng 60%-70% lượng câu hỏi của bài thi chung, phần còn lại thi viết. 
6. Phỏng vấn trực tiếp.

Việc thi tuyển thường tiến hành theo 2 cách : (i) Doanh nghiệp tự tuyển dụng và (ii) Doanh nghiệp thuê một công ty chuyên trách về nhân sự làm thay, nhưng dù có thuê thì doanh nghiệp vẫn có người tham gia cùng tuyển dụng, đặc biệt phần phỏng vấn thường do doanh nghiệp chịu trách nhiệm chủ yếu.