30/12/10

Bị lừa trong giao dịch kinh doanh

Bị lừa trong giao dịch kinh doanh

Tôi vừa trải qua một tai nạn nghề nghiệp thật kinh khủng. Tai nạn này không gây thương tích, không đau đớn về thể xác nhưng nó làm tôi phải mất mấy ngày mới hoàn hồn lại được. Tôi muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người để mọi người đề phòng và tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc này.

Tôi làm việc cho một công ty bất động sản, ngày 15/12 có một người khách đến công ty để xem các dự án. Anh ta tự xưng là Nam, dáng người thanh mảnh, ăn mặc lịch sự. Anh Nam xem tất cả các dự án và có nhã ý muốn đầu tư độc quyền một dự án với công ty mình. Anh Nam xem sơ đồ dự án, xem mô hình dự án và tìm hiểu một số thông tin về những dự án bên tôi. Xem xong anh ra về và hẹn sẽ sắp xếp một ngày để đi khảo sát thực tế các dự án bên tôi rồi sẽ quyết định hợp tác hay không.
Ngày 16/12, anh Nam gọi điện thoại và hẹn gặp tôi tại phòng VIP số 5 ở nhà hàng quận 1, TP HCM, anh nói có 2 người bạn anh là Việt kiều về cũng muốn đầu tư dự án nên mời tôi đến để trao đổi thông tin. Anh Nam nói sẽ cho tài xế đến công ty đón nhưng tôi từ chối. Tôi nghĩ là khách hàng quan trọng nên đề nghị cô trợ lý đi cùng. Vì cũng đã hết giờ làm việc nên tôi và cô trợ lý mang laptop đi luôn.
Khi đến nhà hàng và tìm vào phòng VIP 5 nhưng không thấy ai, tôi gọi điện thoại cho anh Nam, và anh nói đang ngồi phòng số VIP 3. Vừa đến cửa phòng thì anh Nam ở trong bước ra chào đón, bắt tay thân mật. Bước vào phòng tôi ngạc nhiên vì chỉ có anh Nam chứ không có nhiều người như anh nói. Anh Nam có vẻ hiểu điều đó nên nói rằng các đối tác kia đang trên đường đến. Trong phòng có 6 chỗ ngồi và chén đĩa được bày cho sáu người ngồi.
Khi tôi và cô trợ lý vừa ngồi xuống thì anh Nam nói thôi mình chọn món gì ăn trước đi rồi mọi người đến là vừa. Anh cầm cuốn thực đơn lên và vô tình làm rơi chiếc điện thoại xuống đất, anh thốt lên “ôi tiêu rồi” và cúi xuống nhặt điện thoại lên. Xong anh chuyển cuốn thực đơn qua cho tôi và đề nghị chọn món ăn rồi anh ráp chiếc điện thoại lại và cố gắng khởi động nó nhưng có vẻ như nó bị hư hỏng rất nặng nên không thể khởi động lại được. Anh Nam nói chắc là hư luôn rồi và để chiếc điện thoại sang một bên tiếp tục vui vẻ trò chuyện. Anh Nam chia sẻ rằng đã sống và làm việc tại Nhật 2 năm, sau đó sang Đức 4 năm giờ muốn về Việt Nam sống. Hiện tại anh đang sống với vợ trên đường Hai Bà Trưng. Vợ anh đang làm thẩm định viên tại một ngân hàng. Anh muốn đầu tư một số dự án về khách sạn và các khu cao ốc văn phòng. Anh rất rành về thị trường bất động sản tại TP HCM. Các dự án, các công ty bất động sản, chủ đầu tư dự án anh đều biết, anh bảo rằng đã tìm hiểu rất rõ về công ty mình và được biết công ty mình rất uy tín nên cũng rất muốn hợp tác lâu dài.
Ngồi nói chuyện được khoảng 30 phút thì anh xin phép qua phòng VIP 5 để chào tạm biệt các anh các chú bà con. Anh nói từ chiều đến giờ anh mời họ đi ăn ở đây nhưng muốn có không gian riêng để bàn việc làm ăn với tôi và mấy anh bạn nên tách qua phòng này. Tôi chợt nghi ngờ vì lúc nãy vào phòng VIP 5 không thấy ai cả sao giờ anh ta lại nói như vậy, nên dặn cô trợ lý cẩn thận. Anh Nam đi khoảng 5 phút thì quay lại. Anh vui vẻ trò chuyện tiếp, và đề nghị mình chuyển sang uống rượu (lúc đầu anh gọi bia), anh yêu cầu phục vụ mang rượu ngoại nhưng nhà hàng chỉ có rượu Vang nên anh nói “thôi uống Vang cho dễ chịu”.
Anh nói nhiều về cuộc sống của anh, gia đinh anh và những gì anh đã trải qua khi sống ở Nhật và Đức. Tôi hỏi thăm về tình hình bất động sản ở Đức anh nói rằng chính sách cho thuê nhà ở bên Đức rất tốt, họ có quy định về giá cho thuê theo từng khu phố chứ không giống ở Việt Nam mỗi nơi một giá khác nhau, ai muốn đưa giá bao nhiêu thì đưa. Cô trợ lý hỏi về văn hóa ngắm hoa Anh Đào của người Nhật anh cũng kể từng chi tiết khi đi ngắm hoa như thế nào. Các câu chuyện của anh rất thực tế và sinh động. Anh có kiến thức xã hội và am hiểu nhiều về thị trường, nên khi nói đến đề tài gì anh Nam cũng có thể nói được và phân tích được những tình huống của vấn đề.
Khi tôi đi nhà vệ sinh thì anh Nam có vẻ sốt ruột vì các vị khách của anh vẫn chưa đến nên lấy điện thoại và cố gắng sửa một lần nữa nhưng nó vẫn không thể gọi được. Anh Nam quay qua đề nghị cô trợ lý của tôi cho mượn điện thoại để gọi cho họ. Cô trợ lý đưa cho anh mượn, anh ngồi và che miệng nói chuyện điện thoại. Khi tôi bước vào phòng thì anh đứng lên mở cửa bước ra ngoài. Vì sợ mất điện thoại nên cô trợ lý cũng bước ra theo. Một lát sau anh Nam vào và mượn điện thoại của tôi để lưu số vì anh không có giấy và viết. Tôi đưa điện thoại thì anh bước ra ngoài. Thấy nghi ngờ nên tôi cũng đi theo anh ra.
Một lúc sau cô trợ lý đi nhà vệ sinh, tôi đứng xa nhìn anh ta nói chuyện điên thoại nhưng vờ như không để ý. Nhưng anh cũng có vẻ ngại nên mở của bước vào phòng trở lại. Tôi thấy ngại nên không bước vào phòng theo anh liền mà vờ đứng ngoài. Khi cô trợ lý trở lại phòng, tôi nói với cô ấy là “anh ta mượn điện thoại của tôi, em vào đó trước để tôi đứng ngoài này chờ chút xem sao”. Cô trợ lý vừa vào thì anh ta mở cửa bước ra trả 2 cái điện thoại cho tôi và nói “ mọi người đến nãy giờ đang đứng ngoài để anh ra đón họ” . Vừa dứt câu anh Nam bước vội ra ngoài, theo phản xạ, tôi cũng theo anh nhưng đi từ từ. Anh đi thật nhanh khi ra đến khỏi cổng nhà hàng thì anh Nam vội chạy thật nhanh. Cùng lúc đó cô trợ lý la lên mất tiền. Khi tôi nghe thấy thì chạy theo không kịp nữa.
Tôi đã không ngờ lúc anh Nam cầm 2 cái điện thoại vào phòng giả vờ nói chuyện với các đối tác kia vì ngại nên không theo anh vào cùng. Đó là lúc anh lợi dụng thời cơ mở giỏ của cô trợ lý lấy tiền và mở cặp của mình lấy chiếc điện thoại iphone.
Đó là một kịch bản mà người đàn ông kia đã tạo ra để cướp tài sản của tôi. Tôi muốn cảnh giác mọi người để mọi người đề phòng khi đi gặp gỡ những người lạ trong giao dịch làm ăn. Tôi mô tả thêm về người đàn ông này để khi gặp các bạn còn có thể dễ nhận ra. Anh ta cao khoảng 1.67 m, hơi gày, da ngâm đen, hai bên má bị đen sạm, răng hơi thưa, trán cao và tóc hơi xoăn. Anh ta nói chuyện chậm rãi từ tốn và thường xưng “ Mừng” (Mình) khi trò chuyện.
Bình An

26/12/10

Bài 5 Nguyên Tắt Viết Sơ Yếu lý Lịch (cv) kiểu Mới


Nguyên tắc viết sơ yếu lí lịch (CV) kiểu mới

Mọi thứ đều có thể thay đổi vì vậy phong cách viết CV cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu có nền tảng kĩ năng, kinh nghiệm làm việc nhưng CV không ấn tượng, cơ hội xin việc sẽ bị hạn chế. Do đó cần thích nghi CV của mình trong từng giai đoạn.

Dưới đây là một số nguyên tắc viết sơ yếu lí lịch kiểu mới bạn có thể áp dụng:
-         Trong phần đầu của sơ yếu lí lịch, hãy viết vài câu khái quát về sự nghiệp của bạn. Tránh viết về mong muốn của bản thân như được cống hiến cho công ty, nâng cao kĩ năng… Nhà tuyển dụng không quan tâm tới điều đó, họ chỉ muốn biết khả năng của bạn có thể đem lại lợi ích cho công ty ra sao.

-         Hãy sáng tạo một sơ yếu lí lịch bắt mắt để hấp dẫn nhà tuyển dụng. Mike Early, phó quản lí bộ phận nhân lực của MyWire, một trang web về truyền thông, cho biết: “ Tôi không có thời gian để đọc chi tiết từng bộ hồ sơ và tìm ra những thông tin quan trọng. Chúng cần được trình bày nổi bật.” Early cũng cho biết thêm một sơ yếu lí lịch được trình bày theo từng phần, gạch đầu dòng từng ý trong mỗi phần vẫn là kiểu sơ yếu phổ biến và hiệu quả nhất. Lưu ý, trình bày thoáng với khoảng trắng phân bố hợp lí để hồ sơ trông sạch sẽ và hấp dẫn. Tuyệt đối tránh viết những đoạn văn dài cả trang giấy, kể lể dài dòng.

-         Không phải chỉ với một kiểu sơ yếu lí lịch, bạn có thể gửi tới nhiều công ty khác nhau với vị trí và lĩnh vực khác nhau. Tùy từng đặc điểm tuyển dụng, bạn thể hiện phong cách sơ yếu lí lịch thích hợp. Ví dụ, nếu một công ty đòi hỏi kinh nghiệm, bạn nên đặt phần kinh nghiệm lên trước. Hoặc công ty chú trọng tới kĩ năng, bạn nên chuyển phần kĩ năng lên trước phần kinh nghiệm, bằng cấp. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính, bạn có thể thực hiện các thao tác đó nhanh chóng và dễ dàng. Do đó, đừng lười biếng gửi tới hàng loạt công ty với cùng một phong cách sơ yếu lí lịch.

-         Nếu bạn cần nhiều không gian để thể hiện hết khả năng của mình, hãy viết sơ yếu lí lịch dài 2 – 3 trang. Đừng vì sợ dài dòng mà gói gọn mọi thứ trong 1 trang. Jack Williams, phụ trách tuyển dụng cho công ty Staffing Technologies, nói: “ Không có người nào tài năng với hơn 5 năm kinh nghiệm lại tổng kết tất cả chỉ trong 1 trang giấy”.

-         Xin việc cũng giống như bạn đang bán hàng, rao bán khả năng làm việc của mình. Và cách tốt nhất để rao bán bản thân thành công là thông qua số lượng thành công của bạn. Early đưa ra lời khuyên: “ Khi mô tả những công việc bạn từng làm, hãyđính kèm cả những thành công đạt được.” Ví dụ, nếu bạn từng làm quản lí văn phòng, đừng chỉ đơn giản viết rằng “ quản lí nhân viên” mà hãy liệt kê cả kết quả thực tế như “ làm giảm một phần ba chi phí quản lí của văn phòng”. Leslie Sokol, đồng tác giả cuốn sách: “ Suy nghĩ tự tin và tự tin”, cho biết: “ Đã qua rồi cái thời chỉ cần liệt kê công việc và trách nhiệm”.

-         Bao gồm đường linh tới website của các công ty bạn từng làm việc trong sơ yếu lí lịch của mình và nếu có thể, hãy mô tả ngắn gọn về từng công ty. Williams cho biết: “ Ít người làm việc này nhưng nó có thể mang lại phản hồi tốt bởi nhiều nhà tuyển dụng muốn biết công ty khác hoạt động ra sao và vị trí trước của bạn là gì.” Do đó, đừng vội mặc định rằng nhà tuyển dụng đã biết tới công ty cũ của bạn hoặc họ không cần phải biết.

-         Bạn có thể đính kèm cả địa chỉ ở các trang mạng xã hội của mình như facebook, tất nhiên nó phải thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp về bạn và cập nhật thường xuyên thông tin nghề nghiệp. Tránh bao gồm các mạng xã hội lỗi thời hoặc có thông tin mang tính đời sống cá nhân.

Bài 4 các Kỹ Năng Cơ Bản Khi Xin Việc

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN

I. Kỹ năng tự đánh giá bản thân
Trên thực tế, có khá nhiều bạn trẻ không nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách nghiêm túc và chính xác. Và quá trình tự đánh giá bản thân thường xảy ra theo hai xu hướng: một là xu hướng đánh giá quá cao về bản thân sẽ làm các bạn trẻ trở nên tự cao và tự tin một cách quá mức, đôi khi hơi ngông cuồng; hai là xu hướng đánh giá thấp bản thân khiến nhiều bạn trẻ trở nên tự ti và mặc cảm. Chính vì vậy, nhiều bạn đã không tự đánh giá bản thân đúng đắn và chính xác.
Tự đánh giá bản thân chính xác cần đặt cái tôi của cá nhân trong nhiều mối quan hệ khác nhau, từng hoàn cảnh khác nhau. Khi đó, chủ thể sẽ biết cách ứng xử sao cho phù hợp và hiệu quả mà sẽ tự điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân.
Quá trình tự đánh giá còn đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết nhìn nhận một cách nghiêm túc về những thói quen và phẩm chất vốn có của bản thân. Bởi chính những thói quen và phẩm chất vốn có này đã tạo nên bức chân dung hoàn hảo nhất và trọn vẹn nhất về bản thân của chủ thể.
Tự đánh giá bản thân chính xác sẽ giúp cá nhân tự tin hơn trong cuộc sống, cụ thể là tự tin hơn trong việc thể hiện chính mình, tự tin hơn trong lựa chọn công việc, có sự nỗ lực và quyết tâm dựa trên những khả năng mình đang có.
Thực hành: Chuẩn bị một tờ giấy trắng, chia làm hai cột. Suy nghĩ và sau đó liệt kê ra ít nhất 5 ưu điểm và 5 nhược điểm của bản thân (cố gắng ghi thật nhanh những gì cảm nhận được, không cần cân nhắc quá kỹ lưỡng). Xếp cất tờ giấy. Hãy làm điều đó ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày, cố gắng không để những nhận xét lần trước ảnh hưởng, tác động đến lần sau. Hỏi người thân về những suy nghĩ, ấn tượng  của họ đối với mình. So sánh ý kiến của họ với những gì mà bạn tự đánh giá. Làm thường xuyên và điều chỉnh liên tục cho đến khi tự đánh giá của bạn tương đối chính xác và khách quan.

II. Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân
Làm thế nào để hình ảnh của bạn tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người khác? Đó là một câu hỏi khó và cũng không dễ thực hiện nếu như bạn không có sự nỗ lực và quyết tâm.
Thực tế, có rất nhiều bạn băn khoăn là sau nhiều lần gặp gỡ nhưng vẫn không làm người khác nhớ tên hay công việc của mình. Có thể các bạn chưa biết cách gây ấn tượng về mình với người khác. Điều này cho thấy các bạn chưa có chiến lược xây dựng hình ảnh cá nhân cho mình.
Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân sẽ quy định những biểu hiện của chính bản thân bạn trong quá trình giao tiếp với các đối tượng khác nhau. Biết tạo những điểm nhấn cần thiết ở từng đối tượng và thời điểm khác nhau sẽ giúp bạn trở nên nổi bật. Điều quan trọng là bạn phải biết lựa chọn vị trí để xây dựng nên hình ảnh của bản thân. Bởi khi đã lựa chọn vị trí cho mình thì bạn cũng chọn lựa cách bộc lộ và thể hiện, đồng nghĩa với việc bạn đang xây dựng hình ảnh cho chính mình.
Xây dựng hình ảnh bản thân tốt sẽ đem lại những hiệu quả đặc biệt trong giao tiếp và trong cuộc sống. Khi bạn biết cách xây dựng hình ảnh bản thân, bạn đã tạo được một ấn tượng sâu sắc trước người khác. Đó không phải là hình ảnh cao hay thấp, tốt hay xấu mà là hình ảnh thật sự của chính bạn. Và khi nhắc đến bạn, người khác sẽ hình dung ra được tất cả những gì thuộc về tính cách, năng lực, cách biểu hiện…của chính con người bạn.
Xây dựng hình ảnh bản thân không chỉ là chăm chút hình thức bên ngoài mà còn phải biết đầu tư sâu sắc hơn những biểu hiện bên trong. Chính vẻ đẹp nội tâm sẽ tạo nên một sức hút quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ để chinh phục người khác. Khoảng cách không gian và thời gian cũng không thể xóa nhòa tâm tưởng người khác nếu như hình ảnh của bạn được xác lập một cách đặc biệt. Và mối quan hệ trở nên đầy ắp và bền vững vì cả hai phía đều có sự quan tâm và ấn tượng về nhau.
Thực hành: Vạch chiến lược để làm người khác nhớ bạn thông qua ít nhất 10 hành động cụ thể theo một kế hoạch chi tiết. Nếu những hành động của bạn làm cho người khác nhớ đến bạn nhưng hình ảnh của bạn không thống nhất, hãy điều chỉnh ngay. Người khác chỉ nhớ đến bạn dựa trên một hình ảnh chung chứ không phải vì bạn quá đa dạng trừ khi sự đa dạng của bạn cũng theo một hình ảnh chung đó, không phải nhạt nhòa và có dấu hiệu “đa nhân cách”.

III. Kỹ năng làm việc nhóm
Xã hội ngày càng phát triển, tính chất công việc cũng trở nên phức tạp hơn, mỗi cá nhân cần phải kết hợp với nhiều người thì mới đạt được hiệu quả tốt hơn.
Làm việc nhóm không phải là sự kết hợp một cách đơn giản để tạo nên số đông mà đòi hỏi phải có sự đầu tư, có sự tương tác, phối hợp đúng nghĩa dựa trên phương diện tâm lý giữa các cá nhân để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung.
Có rất nhiều bạn chưa có kỹ năng làm việc nhóm. Chính “cái tôi” quá lớn của các bạn đã trở thành rào cản không thể vượt qua để các bạn có thể dễ dàng chấp nhận người khác. Mặt khác, thói quen chỉ luôn nhìn thấy khuyết điểm của người khác là một thách thức lớn đối với kỹ năng làm việc nhóm. Trong một tổ chức, một tập thể, khi mà ở các bạn vẫn còn tồn tại tâm lý không chịu nhau, không tôn trọng nhau, không lắng nghe nhau thì không thể có sự chung vai gánh vác một cách đúng nghĩa. Khi đó, mâu thuẫn nảy sinh là điều tất yếu.
Để làm việc nhóm đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý của tất cả các thành viên trong nhóm, từ thủ lĩnh cho đến nhân viên. Mỗi thành viên trong nhóm đều có vai trò và vị trí khác nhau nhưng đều có một giá trị như nhau trong việc tạo nên thành công của nhóm. Chính vì vậy, mỗi thành viên đều phải có ý thức trách nhiệm hướng đến công việc chung cũng như sự thành công chung của nhóm, phải luôn ý thức rằng nhiệm vụ của tập thể là nhiệm vụ của cá nhân.
Để có thể làm việc nhóm, bên cạnh sự nỗ lực của mỗi thành viên cũng cần phải có một nhà tổ chức, một nhà quản lý tốt. Người thủ lĩnh thật sự rất quan trọng trong việc gắn kết các thành viên trong nhóm. Muốn vậy, thủ lĩnh nhóm phải năng động, khéo léo, tận tâm, và gần gũi với mọi người.
Để có được kỹ năng làm việc nhóm thì điều trước nhất mà các bạn cần phải làm đó là loại bỏ những thói quen không đúng hay những cái nhìn chủ quan, phiến diện hoặc áp đặt. Để làm được điều này, các bạn không chỉ phải hiểu mình mà còn phải hiểu người. Biết chấp nhận người khác, biết sử dụng người khác trong từng hoàn cảnh khác nhau sẽ khơi gợi được tối đa tiềm lực của mỗi người, khi đó từng thành viên sẽ nhận biết sức mạnh của bản thân cũng như sức mạnh tổng hợp và đồng bộ của tập thể để tận dụng và tạo nên sự thành công của tập thể.

IV. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
Đó là khi bạn vượt qua được áp lực và ứng phó được với những khó khăn của môi trường công việc. Để làm được điều này, các bạn cần có sự tin tưởng thật sự vào năng lực của chính bản thân mình.
Chúng ta không thể định lượng một cách cụ thể được những áp lực mà chúng ta phải đối diện trong cuộc sống hàng ngày. Và nhất là áp lực trong công việc. Khi phải tải một khối lượng công việc tương đối lớn và liên tục, các bạn bắt đầu rơi vào cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, cảm thấy mình đang tự “đày” chính mình. Áp lực công việc có thể làm cho nguồn năng lượng hoạt động, sự hứng thú, đam mê của các bạn rơi vào khoảng không và các bạn muốn buông xuôi vì mệt mỏi và chán chường. Một số người có thể bị vướng vào những rắc rối không đáng có trong công việc chỉ vì những cảm giác tiêu cực đã làm các bạn ứng xử bị động, thiếu tinh tế. Đó là do các bạn không biết cách kiểm soát chính mình và biến việc chấp nhận áp lực trở thành chinh phục áp lực.
Áp lực trong công việc mang hai giá trị. Nếu như áp lực tạo nên động lực để con người cố gắng vươn lên và hoàn thành công việc một cách xuất sắc thì đó là áp lực mang giá trị tích cực. Ngược lại, nếu áp lực làm con người căng thẳng, mệt mỏi, muốn buông xuôi thì áp lực đó là tiêu cực. Tuy nhiên, để áp lực là áp lực tích cực hay áp lực tiêu cực phần lớn do nhận thức và suy nghĩ của các bạn đối với vấn đề đang trực diện. Mỗi áp lực có một mức độ ảnh hưởng riêng khác nhau và mỗi cá nhân chọn một cách thức riêng cho bản thân để vượt qua áp lực. Điều quan trọng là các bạn phải cố gắng vượt qua, đừng mãi “ôm” áp lực trong lòng.
Ở bất cứ độ tuổi trưởng thành nào thì con người cũng có thể gặp áp lực trong công việc, khi đó mỗi người phải nhận thức được rằng áp lực là điều không thể tránh khỏi hay có thể chối bỏ theo ý muốn, mà phải biết đối diện và chấp nhận, tìm cách vượt qua, không để áp lực đẩy mình rơi vào trạng thái khủng hoảng, hay buông xuôi phó mặc.
Các bạn tạo cho mình thói quen suy nghĩ rằng, mỗi người đều có những áp lực riêng trong công việc. Khi đó hãy tạm dừng công việc một khoảng thời gian ngắn để thư giãn, nghỉ ngơi, để quan sát và bình tâm suy nghĩ, tự tạo cho mình một động cơ phấn đấu mới để làm vơi bớt đi áp lực. Các bạn cũng có thể trò chuyện, tâm sự cùng bạn bè, người thân mỗi khi bị áp lực, bạn cảm thấy công việc trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn. Chia sẻ là cách tốt nhất để được sự đồng cảm và sự tư vấn.
Mặt khác, cuộc sống luôn tồn tại song song những thuận lợi và khó khăn. Các bạn phải biết đối diện với khó khăn và tìm cách vượt qua. Các bạn luôn nhớ một điều rằng, trong khó khăn bao giờ cũng ẩn chứa những cơ hội, và cơ hội có đến với các bạn hay không là tùy thuộc vào bản lĩnh của các bạn. Vượt qua được những khó khăn và làm chủ cơ hội, khi đó các bạn sẽ thật sự trưởng thành trong cuộc sống, khẳng định được bản than và chứng tỏ được ý chí và niềm tin của các bạn. Điều cần làm là các bạn phải biết định lượng trước được những khó khăn, bình tĩnh tìm ra những phương án để giải quyết khó khăn theo tuần tự một cách tối ưu nhất. Khó khăn rồi cũng qua đi, điều quan trọng là bạn đã giải quyết khó khăn được bao nhiêu phần trăm nếu bạn cố gằng hết sức và rút ra được cho mình những kinh nghiệm quý báu.
Áp lực và khó khăn trong công việc là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là các bạn tập cho mình những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Suy nghĩ tích cực, cộng với sự nỗ lực hết khả năng thì dù khó khăn gì các bạn cũng sẽ vượt qua dễ dàng và đạt  được những mục tiêu mong muốn.
Thực hành: Hình dung viễn cảnh bạn chuẩn bị đi làm việc ở một môi trường hoàn toàn mới. Chuẩn bị một ít giấy và viết.
Liệt kê ra những việc bạn cần chuẩn bị trước khi đi làm.
Liệt kê ra những khó khăn mà bạn có thể gặp phải (khó khăn khi giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp; khó khăn vì chưa có kinh nghiệm; khó khăn do công việc quá nhiều...). Với mỗi khó khăn, bạn cố gắng tìm những giải pháp để có thể vượt qua.
Mang tất cả những ghi chép của bạn cho người thân hoặc bạn bè đã đi làm để xin ý kiến và tiếp tục hoàn thiện những giải pháp đó.

V. Kỹ năng định hướng mục tiêu cuộc đời
Khi hỏi “mục tiêu trong cuộc sống của bạn là gì?” thì có khá nhiều bạn trẻ không biết mình muốn gì, cần gì và phải làm gì. Cho thấy các bạn chưa định hướng cuộc đời mình như thế nào, như vậy rất khó để các bạn làm chủ cuộc sống của chính mình. Mục tiêu cuộc sống càng mơ hồ thì các bạn càng cảm thấy lo lắng, căng thẳng và lạc lỏng.
Nếu bạn quan niệm cuộc sống như thế nào, bạn sẽ có khuynh hướng lao vào điều đó vì đó là mục tiêu của bạn. Không có mục tiêu giống nhau một cách tuyệt đối giữa các cá nhân vì vậy không thể lấy mục tiêu của người khác để làm mục tiêu cuộc sống của chính mình, và cũng không thể để mục tiêu của mình là sự tổng hợp mục tiêu của nhiều người khác. Mỗi người cần phải nghiêm túc đặt ra mục tiêu cuộc đời của mình. Mục tiêu của các bạn sẽ được xác lập dựa trên nhu cầu của chính các bạn, đồng thời dựa trên năng lực thật sự của mỗi cá nhân (cũng như các điều kiện liên quan khác) để thực hiện mục tiêu.
Cuộc sống có rất nhiều thứ để các bạn muốn vươn tới và chiếm lĩnh, nhưng các bạn cần tỉnh táo để xác định được đâu là mục tiêu đích thực của cuộc đời mình để các bạn cố gắng phấn đấu và chinh phục.
Định hướng cuộc đời trước tiên là các bạn phải hiểu được chính bản thân mình, sau đó nghiêm túc đánh giá năng lực, sở trường mà mình đang có cùng với ý chí và sự đam mê…Bên cạnh đó, các bạn cần quan tâm them những điều kiện xung quanh, tuy đó không phải là yếu tố quyết định nhưng chúng chính là chất xúc tác thúc đẩy các bạn tiến gần đến mục tiêu hay làm lu mờ đi mục tiêu của các bạn.
Kỹ năng định hướng mục tiêu cuộc đời là một kỹ năng quan trọng đối với các bạn trẻ, là cơ sở để các bạn bắt đầu một cuộc sống có ích và hạnh phúc.
Thực hành: Chuẩn bị một ít giấy và viết.
Bước 1: Hãy tự phác họa chân dung mình (bạn có khả năng gì, tính cách ra sao, có năng khiếu gì đặc biệt…). Sau đó hãy trả lời 3 câu hỏi:
- Sau 5 năm, mình sẽ như thế nào?
- Sau 10 năm, mình sẽ như thế nào?
- Sau 15 năm, mình sẽ như thế nào?
Bạn suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.
Bước 2: Tiếp tục trả lời những câu hỏi sau:
- Mình phải làm gì để biến hình ảnh sau 5 năm nữa thành hiện thực?
- Mình phải làm gì để biến hình ảnh sau 10 năm nữa thành hiện thực?
- Mình phải làm gì để biến hình ảnh sau 15 năm nữa thành hiện thực?
Sau khi hoàn tất các bước trên với kết quả mà bạn cảm thấy phù hợp nhất, hãy tóm tắt lại thật ngắn gọn. Có thể vẽ tượng trưng mục tiêu của bạn sau 5, 10, 15 năm nữa bằng một hình ảnh nào đó, xung quanh hình ảnh là các giải pháp để thực hiện. Treo những hình ảnh đó ở góc học tập, góc  làm việc, hoặc ở nơi mà bạn dễ nhìn thấy nhất và coi đó là kim chỉ nam để bạn phấn đấu. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn có thể điều chỉnh nội dung và giải pháp sao cho thật sự phù hợp. Cố gắng trung thành với các mục tiêu mà bạn đã đề ra.

Tài liệu tham khảo
1. ThS. Nguyễn Thị Oanh, Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, Nhà xuất bản Trẻ
2. ThS. Nguyễn Thị Oanh, Làm việc theo nhóm, Nhà xuất bản Trẻ
3. TS. Huỳnh Văn Sơn, Nhập môn kỹ năng sống, Nhà xuất bản Giáo dục.

Bài 3 Làm Mẫu Chọn Việc Cụ Thể

Một mẫu C/V cụ thể cho lĩnh vực dịch vụ :

Vị trí mong muốn

Nhân viên phục vụ

Mục Tiêu N.Nghiệp

+ Là một nhân viên phục vụ xuất sắc.
+ Môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện.
+ Có cơ hội thăng tiến trong công việc.
+ Năm 40 tuổi sẽ trở thành nhà quản lý khách sạn/ nhà hàng.

Kinh Nghiệm

09/2003 - Hiện nay
DNTN TIẾN PHÁT- NHÀ HÀNG SAKE- THƯỢNG HẢI - HỒ CHÍ MINH
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
- Phục vụ khách Nhà hàng và khách tiệc.
- Chuẩn bị dụng cụ, bài trí bàn trước khi mở cửa nhà hàng và thu dọn sau khi đóng cửa.
- Phục vụ khách chu đáo theo thao tác chuẩn mực, giới thiệu với khách các món ăn, uống của nhà hàng.
- Thực hiện vệ sinh sàn nhà hàng và vệ sinh cá nhân, trang phục chỉnh tề.
- Gĩư gìn tài sản ,thiết bị của DN.
- Chấp hành tốt nội quy lao động.
- Tham gia các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ do BGĐ truyền thụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.
- Đoàn kết với các nhân viên khác trong nhà hàng.
01/2002 - 08/2003
KHÁCH SẠN KHƯƠNG KHƯƠNG - HỒ CHÍ MINH
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ PHÒNG
- Sắp xếp, quét dọn phòng khách, vệ sinh phòng.
- Bổ sung các vật dụng, thay thế các đồ bằng vải, bổ sung thức uống theo quy định.
- Kiểm tra tình hình các thiết bị trong phòng khách, kịp thời đề nghị Quản lý cho sữa chữa thiết bị hư hỏng.
- Bảo đảm an toàn cho khách, giúp khách xử lý các trường hợp khẩn cấp.
- Lập biểu thay đổi đồ dùng, biểu bàn giao đồ dùng, biểu vật dụng đã hư hao do khách sử dụng, trao trả vật dụng do khách để quên.
- Hoàn thành các công việc do Quản lý giao.

Học Vấn

QUỐC HỌC QUY NHƠN - QUY NHƠN- BÌNH ĐỊNH, VIỆT NAM
Tốt nghiệp trung học - 1993
Là Học sinh tiên tiến xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 12. Tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá của Đoàn trường.


ĐẠI HỌC MỞ- BÁN CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH. - HỒ CHÍ MINH., VIỆT NAM.
Đại Học - N/A
Hiện tôi đang theo học hệ Đào tạo từ xa tại trường, với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, và sẽ tốt nghiệp vào tháng 12/2006.

C

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG. - HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
KHÁ - 1998
Trước khoá học tôi hơi nhút nhát khi phải tiếp xúc trước đám đông. Tôi tự nói với mình: phải thành công; muốn vậy phải tự tin vào bản thân. Và cuối khoá học tôi là ba học viên được luật sư Trương Thị Hòa trao phần thưởng. Lúc đó tôi thật sự hạnh phúc và tự nhủ rằng còn nhiều việc cần phải làm tốt hơn nữa.


CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG- PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH - HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
Bằng Khen - 2004
Năm 2003 DNTN TIẾN PHÁT- Nhà hàng Saké- Thượng Hải bắt đầu hoạt động tại 890 Trần Hưng Đạo Q.5, BGĐ DN hiểu được rằng phải chăm sóc khách hàng tốt ,sẽ phát huy được lợi thế cạnh tranh. BGĐ đã truyền thụ những kinh nghiệm quý báu về thị trường, về khách hàng với tất cả nhân viên: Làm thế nào để giữ chân khách hàng?.
Tôi là nhân viên phục vụ, tết Nguyên đán 2005 tôi là một trong ba nhân viên nhận được bằng khen về thành tích xuất sắc nhất của toàn DN.
Kỹ Năng C.Môn
Viết báo cáo – Tập sự - 3 năm
Sử dụng Internet/Email - Tập sự - 2 năm
Giao tiếp - Tập sự - 0 năm
Giao tiếp qua điện thoại - Trung cấp - 1 năm
Sử dụng Microsoft Office - Tập sự - 0 năm
WORD, EXCEL.
Làm việc độc lập - Tập sự - 3 năm
Mức Lương M.Muốn
Thương lượng
Hình Thức
Nhân viên chính thức
Loại Hình
Toàn thời gian
Nơi M.Muốn Làm Việc
Ha Noi - HCM - Da Nang
Ngành Nghề M.Muốn
Nhà hàng / Khách sạn
Người Tham Khảo
N/A

Thông Tin Bổ Sung

Tham gia nhiều hoạt động của Đoàn trường tại trường trung học và Đại học ( sinh viên năm 3, khoa Quản trị kinh doanh- hệ đào tạo từ xa ĐH Mở -Bán Công TP.HCM): cứu trợ nhân đạo nhân dân vùng bị thiên tai. Tôi yêu thích công việc và trân trọng con người, có khả năng học hỏi nhanh các kiến thức mới để áp dụng trong thực tế.

25/12/10

Cách Giải quyết ngoại tệ, vàng và đồng Việt nam trong thời kỳ sốt giá

Lãi suất sẽ giảm sau Quý I/2011
Thứ sáu, 24/12/2010, 17:50 GMT+7
         Nhiều điểm bất hợp lý hiện tại của thị trường tiền tệ, thị trường vàng đang là những "nút thắt" tài chính, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.
        Theo thông tin mới nhất từ ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, một kịch bản tổng thể nhằm giải quyết những điểm nghẽn này sắp được ủy ban hoàn chỉnh để trình Chính phủ xem xét. Động thái này đang được kỳ vọng sẽ giúp mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định hơn, qua đó hỗ trợ TTCK bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, bắt đầu từ quý I/2011.
            Trong buổi thảo luận tại Báo Đầu tư ngày 22/11/2010, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhìn nhận, chính sách lãi suất đang có sự méo mó và điều này được thể hiện ở tình trạng lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn, ngoài lãi suất ghi trên hợp đồng còn có "phụ phí"... Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử tiền tệ thế giới cũng như Việt Nam.
         Sự "bất thường" cũng thể hiện qua việc tỷ giá USD/VND có thời điểm chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường chợ đen lên đến 10%. Hiện áp lực giảm giá VND so với USD vẫn chưa được giải toả. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều DN nhập khẩu đang phải đau đầu tìm kiếm ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh. Lạm phát cao, nhưng nền kinh tế, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đang rất "khát" tiền.
          Sự biến động của thị trường vàng cũng đang gây áp lực lên việc điều hành chính sách tỷ giá, nhất là khi một lượng không nhỏ USD đang được sử dụng để nhập lậu vàng. Phần lớn vàng dự trữ nằm trong dân thay vì chủ yếu nằm ở ngân hàng trung ương như thông lệ quốc tế.
          Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng dự trữ trong dân của Việt Nam hiện lên đến khoảng 1.072 tấn (tương đương 47 tỷ USD) tính đến cuối năm 2009. Với mức nắm giữ này, Việt Nam là một trong năm thị trường vàng lớn nhất thế giới.
             Diễn biến của thị trường vàng đang còn nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý mà tình trạng nhập lậu vàng là một điển hình. Điều này đang gây khó khăn cho việc phối hợp chính sách nhằm ổn định tỷ giá.
            Những "nút thắt" trên đây, theo ông Nghĩa sẽ được giải quyết căn bản trong đề án ổn định thị trường tiền tệ mà ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sắp hoàn chỉnh, để sớm trình Chính phủ xem
Theo đề xuất của ủy ban, những bất cập của chính sách tiền tệ sẽ được tháo gỡ theo hướng tập trung sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nhằm chủ động hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, đồng thời vẫn hạn chế được việc tăng trưởng tín dụng.
          Việc ổn định tỷ giá không thể thực hiện liệu pháp sốc, mà phải triển khai mềm dẻo, phối hợp chặt chẽ với điều chỉnh linh hoạt lãi suất VND, USD, đặc biệt là kiểm soát chặt nhập lậu vàng, thì mới giảm kỳ vọng VND mất giá thêm. Cân nhắc thời điểm thích hợp để giảm dần lãi suất huy động USD, qua đó tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đủ sức hấp dẫn để người gửi tiền dịch chuyển từ gửi USD sang VND.
          Khi đạt được mục tiêu này, thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chủ động triển khai các biện pháp can thiệp theo nguyên tắc thị trường để thu hẹp tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và thị trường chợ đen xuống còn khoảng 200 đồng.
            Sau khi tỷ giá tương đối ổn định, bước tiếp theo là cần tập trung giải quyết vào vấn đề mấu chốt. Đầu tiên là dần hạn chế cho vay ngoại tệ, tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ cùng với đoạn tuyệt chính sách huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Đây là giải pháp "đau đớn", nhưng phải làm nếu muốn khắc phục tình trạng đô la hoá nền kinh tế. "Nếu làm quyết liệt, tối thiểu trong vòng 2 năm, may ra mới lập lại được trật tự đối với vấn đề lãi suất, tỷ giá", ông Nghĩa nói.
            Trước mắt, để kéo mặt bằng lãi suất đi xuống, ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ kiến nghị Chính phủ tăng cung tiền. Điều này về lý thuyết sẽ khiến lạm phát tăng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy: Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang cho phép thực thi biện pháp này với liều lượng thích hợp. Lạm phát của thế giới hiện khá thấp, nên khả năng "nhập khẩu" lạm phát vào Việt Nam không quá lo ngại.
         Tuy nhiên, đại diện ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay, để có cơ sở kiến nghị tăng cung tiền, các chuyên gia của ủy ban đang tính toán phương án chi tiết, sau khi xác định lại tốc độ vòng quay vốn của nền kinh tế hiện nay. Những giải pháp kể trên sẽ được Uỷ ban "đóng gói" cùng với những kiến nghị về nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước mới, trong đó có việc rà soát lại nội dung của Thông tư 191/2010/TT-NHNN và Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
          Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp trên, ông Nghĩa tin tưởng, chậm nhất là sau quý I/2011, mặt bằng lãi suất sẽ giảm và điều này sẽ hỗ trợ tích cực TTCK. Dường như để đón đầu triển vọng khả quan này, 4 tháng gần đây, NĐT nước ngoài liên tục tăng đầu tư vào TTCK và tổng mức mua ròng cả năm nay ước đạt 1,3 tỷ USD. Đặc biệt, một tuần trở lại đây, xuất hiện dòng vốn nóng bắt đầu vào TTCK với số vốn giải ngân tăng dần.
          "Những phân tích kỹ thuật cho thấy nếu VN-Index vượt qua ngưỡng 520 điểm, thì sẽ bắt đầu định hình một xu hướng tăng khá rõ nét và có khả năng đạt đỉnh 800 điểm trong trung hạn", ông Nghĩa dự báo. (Nguồn: ĐTCK, 24/12)

24/12/10

bai 2 Cách Làm Mẫu Lý lịch Khi Xin Việc

Mẫu lý lịch: Kiểu trình tự thời gian
Họ tên: ………………………………............
Địa chỉ: ………………………………………
Số điện thoại: ………………………………..
Email: ………………………………………..
HỌC VẤN
Đại học kinh tế chuyên ngành Quản trị marketing
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Các công ty nghiên cứu thị trường ProMind, IndoChina, Research, Cimigo,..
Phỏng vấn viên
Tiếp xúc các đối tượng khách hàng khác nhau, phỏng vấn và thu thập dữ liệu sơ cấp theo yêu cầu của dự án.
Công ty máy nông nghiệp HAN-A Hàn Quốc
Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật vận hành
Lập danh sách các khách hang tiềm năng gửi về tổng công ty tại Hàn Quốc; tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu và khó khăn của khách hang, hỗ trợ về mặt vận hành và chịu trách nhiệm báo cáo yêu cầu về bảo hành của khách hang đến bộ phận kỹ thuật của công ty.
Công ty FPT telecom chi nhánh Cần Thơ
Cộng tác viên phát triển thị trường
Phát triển thị trường các sản phẩm viễn thong, lập kế hoạch phát triển thị trường đối với từng cụm khách hang chi tiết.
Cơ sở than tổ ong Cửu Long
Nhân viên kinh doanh
Lập kế hoạch bán hang, lập kế hoạch marketing cho sản phẩm than tổ ong.
KỸ NĂNG
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, internet và phần mềm chuyên phân tích dữ liệu SPSS; tiếng Anh khá.
NGƯỜI GIỚI THIỆU
(Sẽ có theo yêu cầu)
                                  ------------------------------------------------------------
VÍ DỤ
Mẫu lý lịch: Kiểu kỹ năng
Họ tên: ………………………………............
Địa chỉ: ………………………………………
Số điện thoại: ………………………………..
Email: ………………………………………..
MỤC TIÊU
Tìm vị trí nhân viên Marketing
HỌC VẤN
Đại học kinh tế chuyên ngành Quản trị marketing
TÓM TẮT CÁC KHẢ NĂNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
KỸ NĂNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NGƯỜI GIỚI THIỆU
(Sẽ có theo yêu cầu)

bài 1 Rèn luyện kỹ năng xin việc & giao tiếp với Doanh nghiệp

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với Doanh nghiệp và kỹ năng xin việc

==========
Thanh niên nhận thức được tầm quan trọng của những kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống; Thanh niên có thể thực hành để rèn cho mình những kỹ năng mềm; Lớp tập huấn thật sự có ý nghĩa và thiết thực, cần mở rộng trong các hoạt động phong trào thanh niên;
Lứa tuổi thanh niên đầy những ước mơ và hoài bão. Sự thành công là vấn đề quan trọng mà mỗi thanh niên luôn mong chờ và hướng tới. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà còn có rất nhiều khó khăn, thử thách và chông gai. Để thành công, bản thân thanh niên phải biết cách vượt qua những khó khăn, thử thách đó.
Trong những năm gần đây, kỹ năng mềm được nhiều người nhắc đến như là công cụ cơ bản và cần thiết để giúp thanh niên vững tin bước vào cuộc sống. Thanh niên rất cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng và làm chủ cuộc sống. Những người sử dụng lao động cũng rất coi trọng các kỹ năng “mềm” bởi đây là yếu tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống (đặc biệt những tiêu chuẩn đánh giá con người như sự tận tâm, hợp tác, tinh thần trách nhiệm…là những dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp)
Tài liệu được biên soạn nhằm trang bị thêm kiến thức cho học sinh, sinh viên, thanh niên về một số những kỹ năng mềm cơ bản và cần thiết trong quá trình tìm việc và làm việc. Rất mong nhận được sự góp ý !

I. Kỹ năng xin việc
1/ Các bước chuẩn bị tìm việc làm
- Lập kế hoạch nghề nghiệp (5 bước): Đánh giá bản thân; Xác định mục tiêu nghề nghiệp; Nghiên cứu công việc; Tính toán và ra quyết định; Lập kế hoạch hành động.
- Thiết lập quan hệ: là quá trình thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân trong lĩnh vực bạn quan tâm, những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bạn trong  việc tìm việc làm ổn định.
- Thu thập thông tin để biết được nguồn thông tin tìm việc hiệu quả, sử dụng công nghệ để tìm việc (internet)
- Theo đuổi mục tiêu tới cùng.
2/ Các bước trong tiến trình xin việc
a) Chuẩn bị hồ sơ xin việc
ª Viết một bản lý lịch đẹp
Bản lý lịch (CV) là một bản mô tả súc tích quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn (đảm bảo phải chuyển tải được những phẩm chất và khả năng cá nhân đáp ứng được yêu cầu của một công việc cụ thể). Đây là phương tiện cơ bản nhất để có được một cuộc phỏng vấn.
Trọng tâm của bản lý lịch
- Giải thích rõ ràng các mục tiêu nghề nghiệp
- Kỹ năng, kiến thức có được từ học tập cũng như những kinh nghiệm làm việc từ trước đó.
Trình tự
Ø Bắt đầu bằng tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu thích hợp)
Ø Nên thay các câu đầy đủ bằng các cụm từ để lý lịch được súc tích và trực tiếp vào vấn đề, bắt đầu bằng các động từ hành động.
Ø Sử dụng thuật ngữ chuyên môn nếu thật thích hợp.
Ø Mô tả cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn biết, sử dụng các chi tiết, con số và đặc tính để làm cho kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn trở nên sinh động.
Ø Không cần thiết đưa thêm thông tin về gia đình vào bản lý lịch (nên tìm hiểu công ty tuyển dụng trước khi gửi đơn xin việc).
Ø Bản lý lịch cần được viết rõ ràng, mạch lạc, không trình bày lộn xộn, cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc, không sử dụng nhiều hơn 2 kiểu chữ, sử dụng một ít các phương tiện (ngiêng, đậm, gạch chân…) để làm nổi bật các phần khác nhau.
Ø In bản lý lịch và đơn xin việc trên giấy chất lượng cao.
Ø Đọc lại nhiều lần trước khi gửi đi để chắc chắn rằng không có sai sót.
Lưu ý: Chỉ làm nổi bật những điểm mạnh và kinh nghiệm làm việc thật sự, không phóng đại những việc đã làm, điều này sẽ gây bất lợi cho bạn về sau.
Nên:
- Bắt đầu bằng kinh nghiệm, và chuyển sang học tập và các kỹ năng liên quan khác có thể sẽ có ích cho công việc.
- Giữ bản lý lịch chỉ dài từ một đến hai trang.
- Đánh dấu phần kinh nghiệm hoặc liệt kê kinh nghiệm một cách súc tích nhưng đầy đủ thông tin.
Không nên:
- Thông tin về gia đình nhiều hơn bản thân.
- Bản lý lịch quá dài từ 8 đến 10 trang; hoặc bản lý lịch theo kiểu điền vào chỗ trống.
- Có lỗi chính tả.
ª Thư xin việc
- Tự giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc và quan tâm của bạn về vị trí công việc đang xin; nhắc lại điểm mạnh muốn làm nổi bật.
- Thư xin việc nên dài một trang với các thông tin được sắp xếp thành ba đến năm đoạn văn; lướt qua một số các chi tiết như làm thế nào bạn biết có công việc; năng lực, trình độ học vấn và chuyên môn của bạn phù hợp như thế nào đối với công việc đang xin cũng như đối với yêu cầu của công ty (ngành học, kinh nghiệm làm việc liên quan, mục tiêu nghề nghiệp tương lai); mong muốn được tham gia phỏng vấn của bạn.
- Có thể kết thúc thư bằng cách nói bạn sẽ gọi lại sau khi gửi từ 1 đến 2 tuần để theo dõi tiếp (nhớ giữ lời hứa).
- Gửi thư trên bản lý lịch, không đính ghim hoặc kẹp bản lý lịch vào thư.
Lưu ý: Thư xin việc phải đảm bảo các yêu cầu
- Truyền đạt được những quan tâm và thái độ nhiệt tình đối với nghề nghiệp tương lai
- Nói rõ lý do viết thư
- Nhắc tới những điểm liên quan (Kỹ năng phù hợp công việc)
- Nêu bật những kinh nghiệm có liên quan và phù hợp
- Nói đến những đóng góp và thành quả quan trọng nhất đã đạt được trước đây
- Súc tích, đi thẳng vào vấn đề
- Không bị lỗi chính tả và cấu trúc ngữ pháp.
b) Phỏng vấn
Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng gặp và tiếp xúc bạn, hiểu được tính cách, nhận xét những điểm mạnh và yếu của bạn, và xác định xem bạn có phù hợp với “văn hoá công ty” hay không.
Một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng: Nói về bản thân; Lý do xin công việc (làm việc cho công ty); Hiểu biết về công ty; Ưu nhược điểm lớn nhất của bản thân; Mối quan tâm khác ngoài công việc; Thành tích đạt được mà bản thân thấy hài lòng nhất; Học vấn và kinh nghiệm làm việc liên quan thế nào đến công việc đang xin; Mục tiêu cuộc sống bản thân.
Những điều cần chú ý trước và trong khi phỏng vấn:
- Tìm hiểu trước thông tin (thông tin về công ty, thông tin về vị trí tuyển, thông tin xã hội có liên quan)
- Chú ý những biểu hiện bên ngoài: đúng giờ, chọn trang phục phù hợp (phù hợp với văn hoá công ty, phù hợp với vị trí tuyển dụng); trao đổi trước với người giới thiệu (nếu có)
- Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, trọng tâm, súc tích và chân thành
- Không nên đánh giá thấp thành công của bản thân, đồng thời cũng không phóng đại những công việc đã hoàn thành.
Những điều cần làm sau khi dự phỏng vấn:
- Bổ sung các giấy tờ cần thiết nếu nhà tuyển dụng yêu cầu
- Viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng
+ Viết sớm sau buổi phỏng vấn (không quá 1 ngày sau buổi phỏng vấn)
+ Cảm ơn tất cả những người có liên quan
+ Tạo thêm ấn tượng tốt cho bản thân
+ Bổ sung thông tin mà bạn quên trao đổi trong buổi phỏng vấn
+ Ngắn gọn, đơn giản, chắc chắn rằng bạn không bị sai lỗi chính tả, và luôn kết thúc bằng lời cảm ơn.
Một số câu hỏi bạn có thể trao đổi với nhà tuyển dụng (thể hiện sự quan tâm của bạn đến công ty):
- Điều gì làm cho một người thành công ở công ty này?
- Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?
- Một số việc thường làm trong năm đầu tiên?
- Văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty
- Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?
- Các hoạt động của công ty phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới?
ª Những phẩm chất cần nhất của một nhân viên mà các công ty thường yêu cầu
- Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng
- Gắn bó với nhóm làm việc
- Thích ứng với sự thay đổi
- Có khả năng làm việc dưới áp lực
- Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả
- Kinh nghiệm đa văn hoá cũng như khả năng nói nhiều ngôn ngữ
- Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, cán bộ lãnh đạo và đối tác
- Hiểu biết chiến lược phát triển
- Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng.
Lưu Ý:
Quá trình tuyển dụng thường theo các bước sau :
1. Nhà tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc mà tuyển dụng những vị trí họ cần
2. Thông báo tuyển dụng “trên báo, đài, tivi, trên mạng nội bộ trang web công ty”
3. Xem qua các hồ sơ ứng tuyển và chọn lọc lại một số lượng nhất định để xét tuyển (vòng sơ loại lấy khoảng 60%-70% số lượng hồ sơ nộp, vòng sơ loại lấy ít hay nhiều còn phụ thuộc vào số lượng hồ sơ nộp và vị trí cần tuyển dụng)
4. Kiểm tra chỉ số IQ để chọn một số lượng ứng viên nhất định, thường khoảng 50% để bước vào thi viết.
5. Thi viết : Nội dung thi thường là các vấn đề cụ thể liên quan đến công việc để đo lường khả năng phản xạ, cách giải quyết với tình huống xảy ra. Ít khi thi mang tính kiểm tra những vấn đề “hóc búa”
            Cũng có nhiều doanh nghiệp thực hiện thi viết kèm với kiểm tra chỉ số IQ, nếu vậy thì phần thi IQ sẽ chiếm khoảng 60%-70% lượng câu hỏi của bài thi chung, phần còn lại thi viết. 
6. Phỏng vấn trực tiếp.

Việc thi tuyển thường tiến hành theo 2 cách : (i) Doanh nghiệp tự tuyển dụng và (ii) Doanh nghiệp thuê một công ty chuyên trách về nhân sự làm thay, nhưng dù có thuê thì doanh nghiệp vẫn có người tham gia cùng tuyển dụng, đặc biệt phần phỏng vấn thường do doanh nghiệp chịu trách nhiệm chủ yếu.

6/10/10

Bé 3 tuổi bị giun chui vùng kín

     Thấy vùng kín của cô con gái 3 tuổi đỏ rực lên, chị Thùy (Hà Nội) liền đưa con đến bác sĩ phụ khoa để khám vì nghĩ có thể con bị viêm. Đến khi khám, chị mới ngã ngửa hóa ra bé bị giun kim.
Mấy tháng nay, chị Thùy thấy con đêm nằm ngủ không ngon, khó chịu, hết quay bên này lại bên kia, thi thoảng lại đưa tay xuống chỗ dưới gãi. Chị đã vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện, chỗ này bị sưng đỏ lên.
    "Nghe nói, trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh phụ khoa như nấm gây ngứa vùng kín nên tôi mới đưa cháu đến phòng khám phụ khoa. Vì thế, khi bác sĩ thông báo cháu chỉ bị giun kim tôi vẫn không tin", chị Thùy nói.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) cho biết, đúng là một tỷ lệ nhỏ các bé gái cũng có thể bị viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên, bé nhà chị Thùy chỉ hay thò tay xuống dưới để gãi vào ban đêm vì đó là lúc giun kim bò ra từ lỗ hậu môn chui lên gây ngứa.
     "Giun kim là một loại giun nhỏ, phải tinh mắt lắm mới thấy hoặc dùng kính lúp soi. Người lớn thường chỉ nghĩ trẻ bị ngứa do giun khi thấy con hay gãi ở hậu môn vì thế mới dẫn việc đi khám nhầm chuyên khoa", bác sĩ Dung nói.

     Bên cạnh đó, thời gian sống của giun thường không quá dài. Nhưng vì không biết con bị giun kim nên cha mẹ không có biện pháp giữ gin vệ sinh, khiến trẻ bị tái nhiễm liên tục.
    
     Vì thế, theo bác sĩ, với những trẻ đang bị giun kim, ngoài việc cho uống thuốc tẩy giun, cha mẹ không nên để con mặc quần thủng đít, mặc quần lót để hạn chế việc cháu thò tay xuống gãi, rửa sạch tay cho trẻ trước khi ăn, vệ sinh vùng hậu môn hằng ngày, nhất là lúc sáng sớm.

Phương Trang

1/10/10

Những ông bố bà mẹ mắc bệnh 'chém gió'

Những ông bố bà mẹ mắc bệnh 'chém gió'
Ảnh có tính minh họa: mormonbloggers.com.
Đến nhà đồng nghiệp ăn tối, Oanh (29 tuổi), đề nghị cô con gái 8 tuổi của chủ nhà hát một bài tiếng Anh, vì từng nghe mẹ cháu khen mãi. Không ngờ cô bé mất gần 30 phút mới thể hiện xong bài Happy birthday to you, giọng ngọng líu.
> Những anh chồng hay 'nổ'
Chuyện là Hà, đồng nghiệp của Oanh - kế toán cho một Công ty tư vấn du học ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội - có một cô con gái lên 8 tuổi, đang theo học tại Trung tâm ngoại ngữ Apolo. Lúc nào đến công ty Hà cũng kể rất hăng về cô con gái mình, “mới đi học mà đã hát được nhiều bài hát tiếng Anh, nói chuyện thoải mái với các bạn cùng lớp học tiếng”, khiến mọi người trong phòng đều rất nể. Bữa đó, vợ chồng Oanh đưa con trai 6 tuổi của mình sang để làm quen và học hỏi kinh nghiệm, không ngờ gặp phải tình huống như vậy.
"Sau bài Happy birthday, tôi hỏi cháu còn thuộc bài nào nữa thì cháu nói không biết. Lúc đó nhìn mặt cô bạn cứ đỏ dần lên nên vợ chồng tôi chỉ bấm bụng cười với nhau. Lúc hỏi nhỏ cháu mới hay vợ chồng Hà dạy mãi cháu mới thuộc được bài hát này để hôm nay trình diễn cho tôi xem”, chị Oanh kể lại.
Anh Huy, 37 tuổi, nhà ở phố Nguyễn Du cũng rơi vào tình huống “há miệng mắc quai” tương tự. Hiền Anh - con gái anh đang học lớp 11, đi đến đâu anh cũng khoe cháu học rất giỏi toán, lý hóa. Anh thường nói: “Các đề thi đại học khối A cháu đều giải được hết mà lúc nào cũng đạt điểm số cao. Các thầy cô giáo ai cũng khen. Chúng tôi đang hướng cho cháu đi du học”. Tưởng con gái anh Huy học giỏi thật, một bữa nọ có anh đồng nghiệp đến chơi, nhờ giải hộ mấy đề toán lớp 11 cho con trai, Hiền Anh loay hoay mãi cũng không xong.
Biết ở công ty bố hay tâng bốc mình nên Hiền Anh càng trở nên rụt rè khi tiếp xúc với mọi người. “Cháu rất căng thẳng vì tự biết mình không giỏi được như bố nói”, cô bé tâm sự.
Cũng có bố mẹ thích "nổ" như Hiền Anh, nhưng Thanh Thủy, quê ở Hưng Yên, sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương Hà Nội còn gặp phải tình huống “muốn độn thổ luôn cho rồi”.
Đạt số điểm khá cao vào Đại học Ngoại thương, Thủy khiến bố sung sướng và hãnh diện ra mặt, đi đến đâu ông cũng ca ngợi cô con gái rượu bằng những mỹ từ khiến Thủy ban đầu cũng cảm thấy hạnh phúc vì đã đem lại niềm vui cho bố. Nhưng sau đó, cô dần bực bội vì mức độ “nổ” của bố có dấu hiệu tăng dần đều, khi ông cố tình thêu dệt nên những thành tích chưa bao giờ có trong học bạ của Thủy như “giải nhì tỉnh, đạt giải ba quốc gia, được tuyển thẳng vẫn không thích nên quay ra ôn thi đại học”, hoặc vẽ ra những câu chuyện kiểu như “26 điểm là do chưa làm hết sức thôi, nếu sáng thi toán không đau đầu, chiều thi lý không bị đau bụng chắc cháu làm tốt hơn nhiều”.
Thủy kể: “Lại có một lần, bố em đến nhà một người bạn cũng có con học cùng trường chuyên với em, bố em cứ thao thao nào em là đứa giỏi nhất của lớp chuyên lý, được đi thi giải này, giải kia, được thầy giáo chủ nhiệm coi như con đẻ, còn về tận nhà chúc em thi tốt… Cô bạn kia không chơi thân với em nhưng thừa biết em không phải là gương mặt sáng giá nhất của chuyên lý Hưng Yên”. Chuyện loang ra, khiến Thủy một thời gian dài sau đó ít dám đi đâu vì xấu hổ.
Minh Tiến, học sinh lớp 8A Trường Trung học Cơ sở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, cũng rơi vào trường hợp dở khóc dở cười tương tự.
Mẹ Tiến làm ở một công ty tổ chức sự kiện, sẵn tính hay khoe, đi đến đâu cũng kể "con trai mình vẽ đẹp, có nhiều tài lẻ lắm", "cháu nó đang theo học đàn ghi ta, cháu đàn hay lắm, mình nghe mà cũng thấy giỏi”, hay “cháu nhà chị vẽ đẹp lắm, có lần còn được giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh ở trường nữa đấy”.
Cậu bé rất ngại mỗi lần thấy mẹ nói thế, vì em chỉ thích nên học vẽ học đàn cho vui thôi, chứ giỏi thì chưa đến lượt.
Tiến nhăn nhó kể: “Tháng trước công ty mẹ tổ chức sự kiện trung thu cho các em nhỏ mồ côi nên cần người vẽ những bức tranh con nít để trang trí sân khấu. Em loay hoay mãi cũng không vẽ xong một bức vì em mới học mấy bước căn bản chứ đã vẽ thật sự được bức tranh nào đâu. Sợ không kịp, bố mẹ đành phải nhờ mấy cô giáo mầm non gần nhà thuê làm giúp. Đã vậy rồi mà khi có người khen tranh, mẹ vẫn tỏ ra hãnh diện lắm, trong khi em thấy xấu hổ vô cùng”.
Tiến còn kể thêm, lúc đến phần thi vẽ tranh của các bạn nhỏ, “bức tranh của em vẽ trông nham nhở và còn thua kém xa so với các bạn. Mọi người có vẻ thắc mắc thì mẹ nói tại tay em đang bị đau. Lúc đó em chỉ muốn chạy ngay ra khỏi nơi đấy, hét lên với mẹ rằng 'mẹ thật quá đáng'. Từ lần sau em sợ không đi đâu cùng mẹ nữa”.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Cẩm Linh, Trung tâm Tư vấn Truyền thông SKSS và Phát triển cộng đồng: “Làm cha mẹ nên cẩn trọng khi đem con cái ra làm chủ đề cho những cuộc nói chuyện, những lời khoe con quá mức sẽ làm lệch định hướng phát triển tâm lý của trẻ, khiến chúng không biết tự đánh giá đúng bản thân, sẽ có nhiều ảo tưởng về khả năng của mình. Cũng có thể chúng hiểu những gì bố mẹ nói là không đúng sự thật, điều này sẽ dẫn đến sự mất tự tin trong cuộc sống, hoặc trẻ sẽ tìm mọi cách, kể cả tiêu cực, để đạt được những điều cha mẹ mong muốn”.
“Cha mẹ tự hào về con cái của mình là chuyện đương nhiên, nhưng đừng bao giờ vượt quá giới hạn, thổi phồng con cái lên để thỏa mãn cái tôi của chính mình. Dù vô tình hay hữu ý thì việc khoe khoang thái quá ấy cũng tạo nên nhiều áp lực và phiền phức cho chính con cái họ”, bà Cẩm Linh khuyến cáo.
Thụy Anh

4/9/10

Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa

03/09/2010

Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa

Nguyễn Hải Hoành lược dịch

Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, chúng ta không được phép quên Lưu Á Châu là con người hai mặt. Đó là một nhắc nhở hết sức đúng. Dòng máu Đại Hán trong Lưu thì cũng giống như trong bất kỳ một quan chức Trung Quốc nào kể cả phong kiến, dân quốc, hay cộng sản từ xưa tới nay khi họ áp dụng mọi thủ đoạn “ăn người” để khu xử với các nước lân bang theo lệnh bề trên. Duy cách tự phản tỉnh của một người như Lưu – chỉ ra căn cốt những chỗ hỏng của văn hóa Trung Quốc cổ truyền mà Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn cố sức bám lấy và đang dẫn cả xã hội Trung Hoa đến vực thẳm của tinh thần và đạo đức – trong bối cảnh hiện tại, thì hiếm có được người như ông Lưu. Nhắc đến nữ liệt sĩ Giang Trúc Quân và đồng đội chết thảm trong trại tập trung Tra Tử Động của Quốc dân đảng năm 1949 lúc mà Hồng quân đã tiến sát đến đấy, có thừa thời cơ cứu sống họ nhưng lại chần chừ không đến cứu vì sợ bị phản bội, Lưu nói: “Có người nói, thật đáng tiếc, các liệt sĩ ấy đã không nhìn thấy nước Trung Quốc mới. Mục tiêu phấn đấu mà họ theo đuổi sắp được thực hiện thế mà họ lại không được nhìn thấy. Tôi bảo anh nhầm rồi. Nói thực lòng, họ vô cùng hạnh phúc [...] Những người còn sống sót mới thực sự đau khổ. Họ nhìn thấy nước Cộng hòa nhân dân được thành lập, rồi sau đó là các phong trào chống phái hữu, tam phản ngũ phản, “Cách mạng Văn hóa”, những người bị cái đảng mà mình hiến dâng tính mạng hành hạ mình chết đi sống lại ấy mới là những người đau khổ nhất. Chết, chết không được. Sống, sống không thành. Cuối cùng để mất niềm tin và tín ngưỡng, chẳng khác gì cái thây ma biết đi. Đảng viên cộng sản mất tín ngưỡng thì là cái gì? Hãy nhìn bọn quan tham nhũng hiện nay thì khắc rõ. Bọn chúng tên nào cũng sợ chết, quan càng to càng sợ chết. Thứ trưởng Bộ Công an Lý Kỷ Châu khi bị bắt còn hung hăng lắm. Hắn nói: “Nếu tôi có vấn đề thì phải đem chém đầu một nửa Bộ Chính trị!” Đến lúc chuẩn bị đưa đi xử bắn, hắn quỳ xuống van xin: “Xin cho tôi một con đường sống”.
Không nói về quyết tâm vực lại một thể chế cộng sản Trung Hoa mục ruỗng vì tham nhũng bằng những biện pháp mạnh tay mà ở Việt Nam đừng bao giờ mơ tưởng, sự xuất hiện một dạng Lưu Á Châu vẫn còn là hạnh phúc cho Đảng Cộng sản Trung Hoa, bởi nó báo hiệu khả năng thay đổi về bản chất cái đảng này theo xu thế không cưỡng được của lịch sử – một đảng sừng sỏ trong số vài ba đảng còn sót lại của một loại hình đảng phái cầm quyền từng mọc lên nhan nhản ở thế kỷ XX, với khí thế ngút trời “gió Đông thổi bạt gió Tây” những tưởng một sớm sẽ ngự trị khắp toàn cầu, thì nay đã bị nhân loại xóa sổ không thương tiếc. Hãy cứ thử nhìn trở lại Việt Nam xem về tư tưởng khai sáng, những người đương chức đương quyền có ai bén được đến gót Lưu Á Châu hay không. Một Nguyễn Chí Vịnh với lý thuyết “ba không” chăng? Một Nguyễn Sinh Hùng với cái giọng “cố đấm ăn xôi” khi bắt cả Quốc hội theo mình làm đường sắt cao tốc chăng? Xin mượn lời một nhân vật rất giỏi ngửi văn trong Liêu trai chí dị: “Thôi đừng nhắc đến văn chương chúng nữa mà ta nôn ọe ra mất”.

Nguyễn Huệ Chi



Ngày nay Trung Quốc đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều hướng về chế độ mà mọi vấn đề về chế độ đều hướng về văn hóa, song tất cả mọi vấn đề về văn hóa đều hướng vào tôn giáo.

Tôn giáo quyết định văn hóa mà văn hóa thì quyết định tính cách dân tộc; tính cách dân tộc lại quyết định số phận dân tộc.

Xin nêu thí dụ chống tham nhũng. Trừng trị tham nhũng không thể diệt được tận gốc nạn tham nhũng. Có một biện pháp là hoàn thiện chế độ xã hội, mà phương pháp căn bản là bắt tay từ văn hóa. Thí dụ biện pháp “Lương cao nuôi dưỡng sự liêm khiết”. Ở Trung Quốc lương cao chưa chắc đã có thể nuôi dưỡng được sự liêm khiết. Tại sao thế? Văn hóa Trung Quốc có màu sắc “văn hóa gia đình” rất nặng. Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại [Trong 3 điều bất hiếu, điều lớn nhất là không có con nối dõi]. Càng nhiều con cháu càng lắm phúc. Đời cha nhất định phải để dành tiền của cho con cháu. Điều này khác hẳn văn hóa phương Tây. Những kẻ làm cha như chúng ta, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành “văn hóa hối lộ” trong quan trường Trung Quốc.

Sự hình thành văn hóa Trung Quốc có 3 nhân tố chủ yếu: thứ nhất là hoàn cảnh sinh tồn; thứ hai là tôn giáo; thứ ba là chính sách ngu dân.
1. Hoàn cảnh sinh tồn
Từ xưa tới nay, số dân trên mảnh đất Trung Quốc này đều nhiều hơn châu Âu. Đàn bà Trung Quốc bị “văn hóa gia đình” biến thành máy đẻ.
Châu Âu có diện tích bình quân đất đai trên đầu người cao hơn Trung Quốc rất nhiều thế mà họ vẫn cảm thấy chật hẹp, không thở hít được nữa, phải khai thác vùng đất mới, bởi thế mà có việc khám phá các đại lục mới.
Người Trung Quốc thì tranh đấu trong hoàn cảnh ác liệt này. Phép sinh tồn rất khắc nghiệt. Nhưng khi nói về hình thành văn hóa mà chỉ nhấn mạnh hoàn cảnh là chưa đủ. Hoàn cảnh xấu tạo nên một loại văn hóa không thành công; hoàn cảnh tốt cũng vẫn có thể tạo dựng nên một loại văn hóa không thành công. Cần xem xét văn hóa Trung Quốc từ hai mặt. Từ xưa Trung Quốc đã có thảm thực vật rất tốt, khắp nơi là rừng. Vùng Sơn Tây có nhiều than đá như thế chứng tỏ thời cổ rừng ở đấy rất tốt. Do có quá nhiều rừng nên người ta chẳng cần đi quá xa nơi ở cũng có thể kiếm được gỗ, vì vậy người ta dùng gỗ để làm nhà, vừa đơn giản vừa đỡ mất công. Lâu ngày kiến trúc Trung Quốc bèn trở thành kiến trúc có hình thức kết cấu thổ mộc.
Khi tiến sang thời đại văn minh, các dân tộc châu Âu có môi trường ác liệt hơn Trung Quốc rất nhiều: rừng ít, đá lắm. Muốn làm nhà, họ chỉ có cách lấy đá trên núi mà làm. Lâu ngày nền kiến trúc phương Tây trở thành kiến trúc gạch đá. Qua nhiều nghìn năm, rừng của chúng ta bị đốn hết, các kiến trúc thổ mộc sụp đổ. Kiến trúc kết cấu gạch đá của phương Tây thì giữ lại được, rừng của họ cũng giữ được. Tại Ý, hiện nay vẫn thấy các kiến trúc có từ hai nghìn năm trước, tương đương đời nhà Tần nhà Hán. Tại Trung Quốc hiện nay cả đến kiến trúc đời nhà Minh cũng hiếm thấy.
2. Tôn giáo

Trung Quốc có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo (tôi gọi Nho học là một loại tôn giáo). Ba tôn giáo này có trách nhiệm không thể thoái thác đối với với sự hình thành trạng thái tâm lý và đạo đức ngày nay của người Trung Quốc. Lịch sử cho thấy ba tôn giáo trên căn bản không thể chấn hưng được dân tộc Trung Hoa.
Xin để tôi so sánh đối chiếu Ki Tô giáo với tôn giáo của Trung Quốc.

Văn hóa Trung Quốc dạy chúng ta “Nhân chi sơ, tính bản thiện” [con người lúc mới ra đời có bản tính lương thiện]. Tôn giáo của phương Tây thì ngược lại, cho rằng con người sinh ra đã là xấu [nguyên văn chữ Hán: ác], bản tính con người cũng xấu. Bởi vậy, tôn giáo phải hạn chế anh, bắt anh suy ngẫm về chính mình. Văn hóa phương Tây cho rằng loài người có tội tổ tông [Sáng Thế Ký trong Cựu ước chép chuyện thủy tổ đầu tiên của loài người là ông Adam và bà Eva không nghe lời răn của Thượng Đế, đã ăn vụng trái cấm, tức đã phạm tội]. Lòng người đen tối.

Trong số các đồng chí có người đã trải qua “Cách mạng Văn hóa”, xin hỏi cái đen tối nhất ở đâu? Cái đen tối nhất thì ở trong lòng người [Trong Cách mạng Văn hóa, vì để chứng tỏ sự trung thành với “minh chủ”, nhiều người Trung Quốc đã phạm những lỗi đạo đức khó có thể tưởng tượng, thí dụ bắn giết nhau, hành hạ thể xác và tinh thần vô cùng dã man chính bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng sự của mình; vợ từ bỏ chồng, con từ bỏ cha chỉ vì chồng, cha bị vu cáo là chống Đảng; có Hồng Vệ Binh cắt họng đồng chí mình dám nói sự thật...]. Tâm hồn mỗi người đều có mặt vô cùng bẩn thỉu. Văn hóa phương Tây mổ xẻ, hé lộ nó ra, trưng nó ra. Phê phán nó, kiềm chế nó. Văn hóa phương Đông thì ôm ấp nó, nuôi dưỡng nó. Nhà thờ ở phương Tây có phòng xưng tội [nguyên văn: sám hối]. Người ta vào nhà thờ trình bày với thánh thần các thứ trong tâm hồn mình.

Nói cho thần thánh nghe mọi cái xấu xa bẩn thỉu của mình thì người ta thấy nhẹ nhõm. Tâm hồn người ta được rửa sạch. Hồi sang Mỹ tôi có vào nhà thờ ngồi hẳn một ngày trời. Tôi phát hiện thấy một cảnh rất thú vị: mọi người ai nấy khi vào nhà thờ thì mặt mày ủ ê, khi đi ra thì sắc mặt thư thái nhẹ nhõm. Về sau tôi mới dần dà hiểu được bí quyết của chuyện ấy. Lâu ngày, người ta trở thành thành con người lành mạnh, con người có tâm trạng và tâm hồn đặc biệt kiện toàn. Con người ai cũng có ham muốn. Nhưng người ta phải kiềm chế ham muốn của mình, ai nấy ắt phải tự mình (chứ không phải người khác) kiềm chế bản thân.

Người Trung Quốc không biết kiềm chế mình, không biết tra khảo bản thân, thế là người ta đi kiềm chế kẻ khác, tra khảo kẻ khác. Quất roi và tra khảo bản thân là chuyện đau khổ. Chỉ khi nào trong lòng mình mãi mãi có tín ngưỡng, có tín ngưỡng vĩnh hằng với thần thánh, thì mới có thể làm được như thế.

Rất nhiều đồng chí đã đi thăm nhà thờ ở phương Tây. Ở đấy thánh thần xuất hiện với hình ảnh đầm đìa máu, chịu khổ chịu nạn. Jesus bị đóng đinh trên giá chữ thập. Đức Mẹ không đổ máu nhưng rơi lệ. Đấy thực sự là hóa thân của con người, là hóa thân của sự khổ nạn và tư tưởng của con người. Thần thánh trong tôn giáo phương Tây nhìn vào tựa như thần thánh, thực ra là con người. Cái chết của Jesus đã hoàn tất việc ngài lột xác [nguyên văn: thoát biến] từ thánh thần thành con người. Chỉ con người mới chết.

Nhưng thánh thần trong các đền miếu của Trung Quốc thì mới là thánh thần. Bạn hãy xem hình ảnh các vị thần thánh ấy: bụng chảy xệ, nét mặt chẳng lo nghĩ gì sất, nhăn nhở cười cợt, thụ hưởng của thờ cúng. Vị nào vị ấy ăn đến béo rụt đầu rụt cổ.

Người phương Tây đến nhà thờ là để sám hối. Chúng ta lên đền lên chùa là để hối lộ. Chẳng phải thế hay sao? Vì muốn làm được một chuyện gì đây, chúng ta khấn vái thần thánh, bỏ tiền mua mấy nén hương thắp lên hoặc bày lên mâm những thứ dân gian thường ăn như trái cây gì gì đó, rồi im lặng cầu nguyện. Như thế chẳng phải hối lộ thì là gì?

Người phương Tây đến nhà thờ để giải thoát nỗi khổ về tinh thần. Chúng ta lên đền chùa để giải quyết nỗi khổ trong đời sống thực tế. Thần thánh trong tôn giáo phương Tây luôn luôn chịu khổ còn nhân dân thì không chịu khổ. Thần thánh trong tôn giáo phương Đông thì hưởng thụ, còn dân chúng thì chịu khổ. Đây là khác biệt lớn nhất giữa tôn giáo phương Đông với phương Tây.

Ở nước ngoài, nhà thờ bao giờ cũng xây dựng tại trung tâm đô thị, gần gũi với dân. Đền chùa Trung Quốc thì bao giờ cũng xây dựng trong rừng sâu núi cao, xa rời dân. Tôi từng nói người Trung Quốc về cơ bản là một dân tộc không có tín ngưỡng. Nói không có tín ngưỡng không phải là không có hình thức tín ngưỡng. Ngược lại, những thứ người Trung Quốc tín ngưỡng thì phức tạp nhất, người ta tin cả các đại sư khí công. Cái quái gì cũng tin lại chính là chẳng tin cái gì hết. Trong lòng người Trung Quốc không có vị trí của một vị thần thánh vĩnh hằng. Nói sâu một chút, tức là chẳng có sự mưu cầu theo đuổi tinh thần văn hóa có tính tận cùng! Loại người đó không mở rộng phạm vi quan tâm của mình ra tới bên ngoài gia đình, thậm chí cá nhân. Nếu mở rộng sự quan tâm ấy ra thì nhất định sẽ là làm hại kẻ khác. Một dân tộc như vậy sao lại không “năm bè bảy mảng” kia chứ?

Tại phương Tây, khi trên đường có một chiếc xe hỏng thì hầu như tất cả các xe khác đều dừng lại, người ta đến hỏi anh có cần giúp đỡ gì không. Tại Trung Quốc thì hầu hết xe đều bỏ đi, khó khăn lắm mới có người dừng xe hỏi anh, có lẽ tôi còn ngờ vực, anh làm gì thế? Anh có mục đích gì.

Phương Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với phương Đông cả nghìn năm nay. Tôn giáo phương Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với tôn giáo phương Đông. Thắng lợi của tôn giáo là thắng lợi thế nào? Tôi cho rằng đó là một loại thắng lợi về tinh thần. Không có tín ngưỡng thì không có sức mạnh tinh thần. Cái chúng ta thiếu lại chính là cái người ta có.

Hãy nói về chuyện xây đền chùa. Phương Tây khi xây đền chùa thường là bạt hẳn một quả đồi. Đó là một kiểu khí thế, một kiểu dũng khí đấu tranh với thiên nhiên. Người Trung Quốc xây đền chùa thường hay xây trong núi sâu. Xem ra là hòa nhập cùng núi rừng thành một khối, trên thực tế là một kiểu đầu cơ. Có một bức tranh cổ tên là Ngôi chùa cổ trong núi sâu, rất nổi tiếng, nhưng nhìn vào tranh chẳng thấy một bức tường hay một viên ngói nào cả. Bức tranh vẽ gì vậy? Một lối mòn chạy giữa hai quả núi, một nhà sư quẩy đôi thùng đi gánh nước. Rốt cuộc bức họa có ý gì? Là nói ngôi chùa cổ trong núi sâu, chùa và núi hòa làm một với nhau. Chúng ta khẳng định rằng ý của bức họa rất khôn khéo.

Người Trung Quốc có tâm lý đầu cơ rất nặng, ai cũng chỉ muốn không làm mà hưởng. Ngày nay, trong thời đại cải cách mở cửa, có biết bao nhiêu người lao vào biển thương mại, ai nấy đều nghĩ “Ngày mai đến lượt mình [làm giàu] rồi”, Họ muốn làm cái bộ phận “Để một số người giàu lên trước” ấy. Sau nhiều năm được giáo dục “Vì nhân dân phục vụ” mà họ lại đều muốn trở thành đối tượng đựơc phục vụ.

Người Trung Quốc trước đời Tần thì không như thế. Sau đời Hán, đặc biệt sau khi Lưu Triệt [tức Hán Vũ Đế, 156-87 trước CN] độc tôn Nho thuật [tức Nho học, Nho giáo] thì người Trung Quốc đã thay đổi.

Tôi rất thích đọc bộ Sử ký [của Tư Mã Thiên]. Đọc hết sách này mà chẳng thấy có đoạn nào viết về những kẻ phản bội. Ngày nay chúng ta có biết bao nhiêu kẻ phản bội! Thời xưa có rất ít kẻ cáo giác. Thời nay thì khắp nơi đều có!

Chính ủy Đại học công trình không quân Vương Hồng Sinh đến thăm tôi. Hồi ở Ban chính trị không quân, anh ấy và tôi là chiến hữu với nhau. Hai chúng tôi nhắc đến một chuyện thế này: đơn vị Vương Hồng Sinh có một anh cán sự, là người được lãnh đạo rất coi trọng. Một đồng sự của anh ta ngủ với gái; vị cán sự ấy bèn vác ghế đến ngồi lỳ tận nửa đêm ngoài cửa nhà người đồng sự, cho tới lúc bắt được hai người kia hủ hóa với nhau. Anh cán sự được biểu dương. Tôi than thở căm tức mãi không thôi. Tôi bảo: sức mạnh nào đã chi phối anh ta ngồi trong bóng đêm lâu đến thế? Tuyệt đối là một loại ý thức phạm tội.

Thời xưa, Bảo Định, Dịch Thủy là nơi sinh ra những Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Điền Quang, Phàn Ư Kỳ [bốn nhân vật anh hùng nổi tiếng trong vụ ám sát không thành Tần Thủy Hoàng]. “Gió vù vù, hề, sông Dịch lạnh ghê, Tráng sĩ một đi, hề, không trở về” [câu thơ Kinh Kha cảm tác khi qua sông Dịch trên đường đi mưu sát Tần Thuỷ Hoàng]. Trong kháng chiến chống Nhật, phủ Bảo Định có nhiều Hán gian [nguyên văn: Nhị cẩu tử, tên thời trước gọi cảnh sát] nhất. Hồi làm ở Hội Nhà văn tôi có đến Bảo Định sưu tầm dân ca. Một ông nông dân hát cho tôi nghe một bài ca ngày xưa: “Năm ấy giặc Nhật đến làng, chúng tôi vác súng đi lính...... ” Về sau tôi mới biết ông ta đi lính gì. Lính ngụy.

Ở nước ngoài không phải là không có kẻ phản bội, nhưng ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Sức mạnh nào đã tác động đến người ta? Sức mạnh tinh thần.

Năm 1986 tôi sang Mỹ. Đêm khuya ra đường, đèn tín hiệu giao thông bật đỏ, chẳng thấy chiếc xe nào chạy cả, tất cả xe đều tự động dừng lại ở ngã tư. Tôi không hiểu, bảo người Mỹ sao mà ngốc thế nhỉ. Về sau tôi mới biết đấy là sự tự kiềm chế của họ. Kiềm chế bản thân là cứu vớt tâm hồn. Việc nhỏ đã thế, việc lớn lại càng thế.

Người Nhật nói, trận địa Trung Quốc rất dễ bị chọc thủng. Lê Minh [triết gia Trung Quốc đương đại nổi tiếng là “khùng”] nói rất hay: “Tôn giáo Trung Quốc biến dân chúng thành bầy cừu”.

Đều là cố thủ trận địa, người phương Tây tuy cũng sợ nhưng họ có thể kiềm chế bản thân. Chúng ta thì sao? Trước hết là mong người khác làm bia đỡ đạn. Thấy người khác bỏ chạy thì nghĩ, vì sao mày chuồn? Tao cũng chuồn. Mày đi lính ngụy no nê cơm rượu, tao cũng đi. Mày tham ô, tao cũng tham ô. Tao không chịu kém mày. Tại các nước phương Tây không phải không có chuyện ăn hối lộ nhưng nhìn chung ít hơn chúng ta. Khi nhận hối lộ, lương tâm và tinh thần người ta sẽ ràng buộc họ.

Phó Chủ tịch Trì Hạo Điền [Thượng tướng, sinh 1929, thời gian 1998-2003 làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc] có kể một chuyện để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi. Ông kể, trong thời kỳ chống Nhật vùng căn cứ địa Giao Đông có bảy tám tên lính Nhật vác cờ mặt trời [tức quốc kỳ Nhật] đi càn, ba bốn chục nghìn quân dân căn cứ địa bỏ chạy hết. Sói đuổi cừu mà.

Trên xe buýt một cô gái bị cướp, xe đầy ắp người mà chẳng ai ho he. Cô gái xúc động thốt lên: “Cha tôi kể năm xưa một tên giặc Nhật cai quản cả một huyện của chúng ta. Ngày ấy tôi không tin, bây giờ thì tin rồi”.

Hồi “Cách mạng văn hóa”, ga xe lửa lúc nào cũng đông nghịt. Khi tàu đến, người ta chen nhau ùa vào ga lên tàu. Một cô nhân viên soát vé nói: các ông bà đông thế này, một đứa con gái như tôi không thể nào giữ được ai, mà tôi cũng chẳng muốn làm thế. Bắt giữ ai nào? Giữ người đầu tiên chen vào. Thế là ai nấy ngoan ngoãn xếp hàng.
3. Kẻ thống trị các thời kỳ trước kia thực hành chính sách ngu dân

Tôn giáo Trung Quốc có mấy loại, tuy khác nhau về tư tưởng nhưng trên mặt chủ nghĩa chống hiểu biết hoặc chủ trương ngu dân thì đều như nhau. Chính vì thế mà tôn giáo mới được tầng lớp thống trị coi trọng. Dưới sự giáp công của văn hóa tôn giáo và chính sách ngu dân của bọn thống trị, người Trung Quốc hình thành quần thể như ngày nay. Người Trung Quốc giỏi nhất về chuyện ca tụng công đức, thứ nhì là tố giác, thứ ba là giở thủ đoạn, cuối cùng là khôn ngoan bo bo giữ mình [nguyên văn: minh triết bảo thân].

Người Mãn Thanh thống trị Trung Quốc thành công nhất. Họ hiểu rõ đặc tính quan trường của người Trung Quốc: dốc lòng trung thành với cá nhân, không trung thành với nhà nước. Ai có vú thì người ấy là mẹ [Ai có sữa cho bú thì nhận người ấy làm mẹ. Ý nói vì tham lợi mà vong ân bội nghĩa, ai cho mình quyền lợi thì theo người đó].

Trong việc thống trị ba dân tộc Hán, Mông, Tạng ở Trung Quốc, người Mãn Châu nhằm vào các đặc điểm khác nhau của ba dân tộc này để sử dụng những mánh khóe khác nhau. Người Tây Tạng tin Phật Giáo, triều đình nhà Thanh cho dựng ngay tại Thừa Đức [1 trong 10 địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, cách Bắc Kinh 180 km] một ngôi chùa phỏng theo kiểu chùa Tây Tạng, đón Lạt Ma về kinh đô làm ông lớn. Người Mông Cổ nhanh nhẹn dũng mãnh thì dùng thủ đoạn hôn nhân, gả con gái hoàng tộc cho vương công Mông Cổ. Mày đẻ ra con trai thì nó là cháu ngoại tao. Đối với người Hán thì dùng khoa cử. Người Hán có tật thích làm quan. Chỉ cần cho mày làm quan, tựa như quẳng khúc xương cho con chó, là mày cúi đầu cụp tai ngoan ngoãn nghe theo.

Hồi tôi sang Mỹ, thầy hướng dẫn tôi là người chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông. Ông ấy cho rằng trong đời mình, Mao Trạch Đông tổng cộng làm được 31 việc:

1- Năm 1921 vào Đảng; 2- Năm 1925 chuyển sang theo nông dân; 3- Năm 1923-1927 vào Quốc dân đảng; 4- Năm 1928 xây dựng căn cứ địa ở nông thôn; 5- Xây dựng Khu Xô-viết Giang Tô; 6- Sự kiện Phú Điền [sự kiện nội bộ đảng CSTQ thanh trừng giết nhầm nhiều cán bộ của đảng năm 1930 tại căn cứ địa Phú Điền tỉnh Giang Tô]; 7- Năm 1925 đi Trường chinh; 8- Hội nghị Tuân Nghĩa [hội nghị mở rộng Bộ chính trị ĐCSTQ họp tháng 1/1935 tại Tuân Nghĩa tỉnh Quý Châu, xác lập quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông; được coi là bước ngoặt của cách mạng Trung Quốc]; 9- Tranh giành quyền lãnh đạo Đảng CSTQ với Trương Quốc Đào; 10- Năm 1937 hợp tác với Quốc dân đảng; 11- Kết hôn với Giang Thanh; 12- Chỉnh phong ở Diên An; 13- Đại hội VII xác lập tư tưởng Mao Trạch Đông; 14- Giành chính quyền trên cả nước; 15- Tiến hành cải cách ruộng đất; 16- Năm 1950 tham gia cuộc chiến tranh Nam Triều Tiên; 17- Sự kiện Cao Cương [nguyên Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa; năm 1954 bị kết tội chia rẽ đảng, bị kỷ luật, tự tử chết 1954]; 18- Tam phản ngũ phản [hai phong trào trong thời gian cuối 1951 đến 10/1952. Tam phản: chống tham ô, lãng phí và quan liêu; Ngũ phản: trong ngành công thương nghiệp tư doanh chống hối lộ, trốn thuế và lậu thuế, lấy cắp tài sản nhà nước, làm ăn gian dối, đánh cắp tình báo kinh tế]; 19- Công tư hợp doanh và hợp tác xã nông nghiệp; 20- Chống phái hữu; 21- Đại Nhảy vọt; 22- Hội nghị Lư Sơn [hội nghị mở rộng Bộ chính trị và hội nghị lần 8 trung ương ĐCSTQ, cách chức Bộ trưởng Quốc phòng của Bành Đức Hoài]; 23- Cắt đứt quan hệ với Liên Xô; 24- Chuẩn bị đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ; 25- Phát động cách mạng văn hóa; 26- Giúp Việt Nam chống Mỹ; 27- Xác định Lâm Bưu là người kế vị; 28- Tan băng quan hệ với Mỹ; 29- Nâng đỡ Nhóm Bốn Tên; 30- Đánh đổ Đặng Tiểu Bình; 31- Bố trí Hoa Quốc Phong làm người kế vị.

Tôi nghiên cứu kỹ 31 sự việc này, phát hiện thấy trong đó có 20 sự việc liên quan tới hủy hoại tinh thần và đạo đức con người. Đến năm 1966, cuối cùng Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa chưa từng có trong lịch sử, làm cho kinh tế Trung Quốc đi tới bờ vực sụp đổ, càng làm cho phẩm chất đạo đức của nhân dân toàn quốc hạ thấp xuống tới mức đáng sợ, nhà nước mấy lần sa vào tình cảnh muôn đời không phục hồi được.

Tinh thần là cái gốc lập mệnh của mỗi con người, là cái gốc lớn mạnh của một dân tộc, cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Cái gì cũng có thể không có nhưng tinh thần thì không thể không có.

Cách đây ít lâu khi xuống sư đoàn 33 Không quân, tôi có đến thăm trại tập trung Tra Tử Động. Nhiều liệt sĩ như Chị Giang [tên thân mật gọi Giang Trúc Quân, nữ liệt sĩ cách mạng Trung Quốc, 1920-1949] đã hy sinh tại đây. Hồi ấy nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thành lập. Chị Giang đang ở trong tù mà vẫn thêu một lá cờ đỏ năm sao. Chị chưa biết mẫu của cờ đỏ năm sao như thế nào, cho nên đã thêu ngôi sao lớn nhất vào chính giữa lá cờ, 4 ngôi sao nhỏ ở 4 góc. Khi bọn Quốc dân đảng chuẩn bị làm cuộc đại tàn sát tù nhân thì Quân Giải phóng đã tiến tới gần Bạch Thị Dịch. Đội du kích Hoa Doanh Sơn bắt được liên lạc với Quân đoàn 47. Đội du kích nói: Các đồng chí mau tiến quân đi, trại tập trung Tra Tử Động sắp hành quyết các chính trị phạm. Nhưng Quân Giải phóng cho rằng đội viên du kích Hoa Doanh Sơn là tên lừa đảo, có thể là bẫy kẻ địch cài, cho nên họ không hành động. Kết quả là cuộc tàn sát bắt đầu. Các liệt sĩ hiên ngang đi tới chỗ chết.

Có người nói, thật đáng tiếc, các liệt sĩ ấy đã không nhìn thấy nước Trung Quốc Mới. Mục tiêu phấn đấu mà họ theo đuổi sắp được thực hiện thế mà họ lại không được nhìn thấy.

Tôi bảo anh nhầm rồi. Nói thực lòng, họ vô cùng hạnh phúc. Tín ngưỡng trong lòng họ sắp được thực hiện, chết vào lúc đó không phải là nỗi đau mà là một niềm hạnh phúc. Những người còn sống sót mới thực sự đau khổ. Họ nhìn thấy nước Cộng hòa nhân dân được thành lập, sau đó là các phong trào chống phái hữu, tam phản ngũ phản, “Cách mạng Văn hóa”, những người bị cái đảng mà mình hiến dâng tính mạng hành hạ mình chết đi sống lại ấy mới là những người đau khổ nhất. Chết, chết không được. Sống, sống không thành. Cuối cùng để mất niềm tin và tín ngưỡng, chẳng khác gì cái thây ma biết đi.

Đảng viên cộng sản mất tín ngưỡng thì là cái gì? Hãy nhìn bọn quan tham nhũng hiện nay thì khắc rõ. Bọn chúng tên nào cũng sợ chết, quan càng to càng sợ chết. Thứ trưởng Bộ Công an Lý Kỷ Châu khi bị bắt còn hung hăng lắm. Hắn nói: “Nếu tôi có vấn đề thì phải đem chém đầu một nửa Bộ Chính trị !” Đến lúc chuẩn bị đưa đi xử bắn, hắn quỳ xuống van xin: “Xin cho tôi một con đường sống”. ./.

NHH lược dịch và ghi chú trong ngoặc [ ].

Người dịch gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

Dịch từ: Comment-cn

Được đăng bởi bvnpost vào lúc 07:13

Nhãn: Trung Quốc